Category Archives: Lượm lặt – Giải trí

TIN ĐIỆN ẢNH

Tiêu chuẩn

Nữ diễn viên phim Amour và người tạo đũa thần trong Harry Potter qua đời

28/01/2017 21:53 GMT+TTO – Ngày 28-1-2017, ở tuổi 89, diễn viên gạo cội người Pháp Emmanuelle Riva đã qua đời, sau thời gian chống chọi bệnh ung thư, để lại một sự nghiệp đồ sộ. John Hurt –  ông Ollivanders trong Harry Potter cũng qua đời ở tuổi 77.

Nữ diễn viên phim Amour và người tạo đũa thần trong Harry Potter qua đời

Bà Emmanuelle Riva trong phim Amour – Ảnh: Telegraph

Emmanuel Riva được coi là ngôi sao hàng đầu của điện ảnh Pháp với sức làm việc liên tục từ thập niên 50 của thế kỷ trước. Trong thời gian cuối đời, dù phải chống chọi với căn bệnh ung thư nhưng bà Riva vẫn đến Iceland thực hiện bộ phim Alma trong mùa hè vừa qua. Hiện phim đang trong giai đoạn hậu kỳ và sẽ ra mắt trong năm 2017.

Emmanuel Riva từng làm việc với hầu hết những đạo diễn nổi tiếng của Pháp, những người để lại dấu ấn trong nền điện ảnh nước này. Ngoài ra, bà còn có mặt trong các phim của đạo diễn danh tiếng người Ba Lan, Krzysztof Kieslowski.

Vai một sát thủ tỉnh lẻ trong phim Therese Desqueyroux năm 1962 của đạo diễn Georges Franju đã đem lại cho bà giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Venice. Tờ Telegraph cho biết trong điện ảnh, bà rất khắt khe với gu chọn phim rất khác lạ.

Với chọn lựa như vậy, sự nghiệp của bà Riva không quá nổi bật ở Hollywood và phải đến khi 85 tuổi, với vai diễn người vợ già bị tai biến sau cơn đột quỵ trong phim Amour của đạo diễn danh tiếng người Áo Michael Haneke, bà mới được Hollywood và cả thế giới biết đến.

Vai diễn này giúp bà Riva được hàng loạt đề cử, trong đó có đề cử Nữ diễn viên chính cho tượng vàng Oscar, trở thành người lớn tuổi nhất nhận được đề cử danh giá bậc nhất thế giới này.

Ngoài thành công trong phim Amour, Emmanuel Riva từng gây tiếng vang trên màn ảnh rộng, lúc 30 tuổi, lộng lẫy sắc đẹp trong phim Hiroshima mon Amour (Hiroshima tình yêu của tôi). Phim do nữ văn sĩ Marguerite Duras – tác giả tiểu thuyết Người tình – biên kịch và được đề cử một tượng vàng Oscar.

Nếu như có một sự nghiệp điện ảnh đồ sộ, thì đời tư của Emmanuel Riva khá lặng lẽ. Bà không kết hôn, không có con, sống hơn 54 năm tại duy nhất một căn hộ tầng 4 ở Paris và giữ kín thông tin bệnh tật đến tận lúc cuối đời.

Nữ diễn viên phim Amour và người tạo đũa thần trong Harry Potter qua đời

John Hurt (phải) vai ông Ollivanders trong phim Harry Potter – Ảnh: Popsugar

Người chế tạo đũa thần cho Harry Potter qua đời

Cùng ngày 28-1, nam diễn viên người Anh, Ngài John Hurt – từng thủ diễn vai ông Ollivanders chuyên làm đũa thần cho thế giới phù thủy trong các tập phim Harry Potter – cũng qua đời ở tuổi 77 vì bệnh ung thư.

Ông bị chẩn đoán ung thư tụy từ năm 2015 nhưng vẫn làm việc tới những ngày cuối đời.

Mới nhất, Ngài John Hurt có mặt trong bộ phim được đề cử Oscar 2017, tiểu sử Đệ nhất phu nhân Mỹ Jackie. Trước đó, Ngài John Hurt đã từng hai lần được đề cử Oscar diễn xuất trong phim Midnight Express (1978) và The Elephant Man (1980).

Trong sự nghiệp của mình, ông đã 3 lần thắng giải diễn xuất của Giải BAFTA (Anh) và vào năm 2012 được BAFTA trao giải Cống hiến điện ảnh.

THẢO NGUYÊN

BẠN CÓ BIẾT ?

Tiêu chuẩn

“Cụ Hồ Chí Minh không chủ tâm làm văn chương, toàn bộ tâm trí của Cụ dành cho sự nghiệp đuổi giặc, cứu nước. Nhưng cũng như nhiều anh hùng dân tộc trong lịch sử, Hồ Chí Minh “trong khi đuổi giặc vẫn làm thơ”. Nhật ký trong tù, tập hợp hơn 100 bài thơ do Cụ sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ trong nhà tù Quảng Tây, Trung Quốc là một minh chứng sinh động, thể hiện phẩm chất, tâm hồn của một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một nghệ sĩ lớn, có tấm lòng nhân ái bao la”.
Trích bài ” Quyển nhật ký trong tù của Bác”- Nguyễn Tâm đăng trên báo Nhân dân ngày 19/5/1957.
Hóa ra Nguyễn Tâm hay Trần Dân Tiên, hay Trần Lực hoặc CB…cũng đều là bia hơi cả he he…. (chôm từ anh Ngô Nhật Đăng)

Aucun texte alternatif disponible.

NGƯỜI MỸ GỐC DO THÁI SẼ GIÚP TẬP CẬN BÌNH ?

Tiêu chuẩn

Thông tin tui đưa lên chỉ có tính tham khảo và… mua vui. Bà con nào gảnh gổi thì đọc chơi cho dzui nhen.

Có khi nào người Mỹ gốc Do Thái …
Sẽ giúp Tập Cận Bình chiến thắng tại biển Đông ?
Xijinpink
 
© Nguyễn Trọng Dân
Nhìn lại lịch sử để đặt vấn đề:
Sau năm 1975, hai mươi mốt triệu công dân Việt Nam Cộng Hòa bị Cộng Sản Hà Nội cầm cố, cướp bóc, đàn áp; hơn ba trăm ngàn người dân Việt bị chết tại biển Đông khi Vượt Biển tìm Tự Do; hơn bốn trăm ngàn công dân Việt Nam Cộng Hòa bị giam cầm khổ sai tại các trại tập trung theo kiểu Phát-xít Đức gọi là “trại học tập cải tạo,” trong đó, số người chết tại các trại tập trung này lên trên 165 ngàn người là ít nhất; mấy thế hệ người dân Việt sau đó phải chịu ngu dốt nghèo khó do sự độc tài tàn bạo dối lừa của Cộng Sản; đó là chưa kể đến hai triệu dân Cao Miên (Campuchia) bị bọn Cộng Sản Khờ-me Đấu Tố sát hại.
Tàn cuộc thảm khốc cho người dân ba nước Đông Dương phải chịu cảnh bị Cộng Sản hóa như vậy hoàn toàn là do có sự phù phép của người Mỹ gốc Do Thái một cách khéo léo và tinh vi từ truyền thông đến đối sách ngoại giao.
Người dân Mỹ bàng hòang ngậm ngùi trước thân phận tị nạn chết chóc của người dân Việt trong sau năm 1975 và luôn mặc cảm xấu hổ trước sự phản bội của quốc gia mình đối với Việt Nam Cộng Hòa, một sự phản bội vẫn còn được nhắc lại bởi lãnh đạo các nước Á châu ngày nay khi dò xét thiện chí hợp tác của Hoa Kỳ tại biển Đông.
Nếu trong quá khứ người Mỹ gốc Do Thái chi phối tàn cuộc cho cuộc chiến Việt Nam như vậy thì tàn cuộc của cuộc chiến hay tranh chấp tại biển Đông trong tương lai, tại sao lại không thể bị người Do Thái chi phối?
Khả năng chi phối chính trường Mỹ của người Mỹ gốc Do Thái:
Dù muốn dù không, đối sách ngoại giao và kinh tế của chính phủ Hoa Kỳ vẫn chịu ảnh huởng nặng nề từ cộng động người Mỹ gốc Do Thái.
Dù là ngang bướng cỡ nào đi chăng nữa, ứng cử viên tổng thống như ông Trump cũng công khai thừa nhận quốc gia Do Thái là đồng minh then chốt của Hoa Kỳ. Người con rể của ông cũng là gốc Do Thái. Bà Clinton cũng không khá gì hơn ông Trump khi đứa con gái duy nhất của bà kết hôn với một người làm ngành quản trị ngân hàng gốc Do Thái.
Cộng đồng Do Thái không những có mối liên kết hôn nhân chặt chẽ với những nhân vật then chốt trong chính giới Hoa Kỳ như Trump hay Clinton mà họ cũng nắm một nguồn tài lực tư bản kinh khiếp trong xã hội và chính giới Hoa Kỳ.
1.     Người Do Thái nắm truyền thông tại Mỹ:
Trước hết, người Do Thái nắm quyền kiểm soát hầu như gần hết mọi hãng truyền thông danh tiếng và quan trọng của nước Mỹ. Xin thí dụ một vài gương mặt nổi bật:
-Tỷ phú David Westin-chủ tịch hãng thông tấn ABC.
-Tỷ phú Donald Graham- giám đốc điều hành tạp chí lừng danh Washing Post.
-Tỷ phú Mortimer Zuckerma- chủ bút U.S.News & World Report.
-Tỷ phú Rupert Murdoch-giám đốc tập đoàn thông tấn truyền thông News Corporation.
-Tỷ phú Jeff Zucker- giám đốc hãng truyền hình lừng danh NBC Universial.
-Tỷ phú Arthur O. Sulzberger Jr- chủ nhân của tạp chí lừng danh The New York Time.
Đương nhiên, danh sách các nhân vật then chốt trong giới truyền thông nước Mỹ gốc Do Thái còn dài hơn nữa và không dừng lại đây.
Làm chính khách ở nước Mỹ muốn thăng tiến thì phải được giới truyền thông quãng bá tốt đẹp trước dư luận của công chúng. Cho nên, không có một chính khách nào thật sự muốn làm mích lòng giới chủ nhân báo chí truyền thông gốc Do Thái, nắm gần như toàn bộ mọi hãng truyền thông lớn, chính yếu tại nước xứ sở này.
Thậm chí, để thuận tiện và dễ dàng thắng cử, tất cả các chính khách ở Hoa Kỳ đều buộc phải tìm đủ cách lấy lòng giới chủ nhân truyền thông gốc Do Thái bằng mọi giá. Vì vậy, đối sách chính trị của các chính khách phải chiều theo quan điểm và mối bận tâm của các tỷ phú ngành truyền thông gốc Do Thái này.
Cho nên, những tin tức trình bày sự thật chỉ một nữa hết sức sai lệch nhưng khéo léo về cuộc chiến Việt Nam trước dư luận nước Mỹ hoàn tòan có bàn tay của giới chủ nhân truyền thông Do Thái dẫn đến cả xã hội buông xuôi một cuộc chiến đã chiến thắng, lầm tưởng là chiến bại trước Việt Cộng.
Trong tương lai, có lẽ các vấn đề chết chóc nổi cộm nhưng di hại chẳng là bao cho hậu thế như vấn đề ISIS sẽ được người Mỹ gốc Do Thái giựt dây liên tục trên truyền thông nhưng việc Trung Cộng độc chiếm biển Đông sẽ được giới truyền thông Mỹ tường thuật vô cùng ít ỏi. Người Mỹ gốc Do Thái nắm truyền thông sẽ ráng giật dây để khiến ISIS trở thành mối bận tâm hàng đầu của xã hội Hoa Kỳ, còn vấn đề biển Đông sẽ bị xem nhẹ “chìm xuồng” trên truyền thông khiến các chính khách, các quân nhân bị cãn trở hay bó tay khi vạch định đối sách trừng phạt Trung Cộng do xã hội Mỹ ít quan tâm.
2.     Người Do Thái có sức mạnh ảnh hưởng kinh tế rất lớn trên chính trường Mỹ:
Tổng số người dân Do Thái tại Hoa Kỳ tuy chỉ chiếm có khoảng 2% dân số nhưng tỷ phú Mỹ gốc Do Thái chiếm đến 48% tổng số tỷ phú của nước Mỹ.
Điều này cho thấy mọi chi phí ra ứng cử của bất cứ chính khách nào tại Mỹ, ở bất cứ chức vị dân cử quan trọng nào trong của chính quyền Liên Bang hay Tiểu Bang từ bất cứ địa phương nào của xứ sở này đều không ít thì nhiều, đều cần sự hổ trợ tài lực rất lớn của các tỷ phú người Do Thái cũng như đều có sự đóng góp của các tỷ phú gốc Do Thái.
Chức vị dân cử càng quan trọng thiết yếu trong chính quyền thì chi phí ứng cử càng tốn kém dẫn đến sự lệ thuộc của chính khách vào các nhà tài trợ càng nặng nề; do đó khiến các chính khách tiếng tăm tại Mỹ cần tài lực của cộng đồng Do Thái như cá cần nước vậy.
Tranh cử Thuợng Nghị Sĩ Liên Bang có thể ngốn ngân sách lên đến 11 triệu Mỹ kim dễ dàng; tranh cử vào Tòa Bạch Ốc có thể tốn từ 50 triệu Mỹ kim đến 100 triệu Mỹ kim một cách dễ dàng. Cho nên, với sức mạnh kinh khiếp về tài chánh, cộng đồng Do Thái tại Mỹ dư sức chuyển đổi đối sách ngoại giao của Hoa Kỳ theo huớng có lợi hay theo huớng mà mình muốn.
3.     Người Mỹ gốc Do Thái nắm nhiều vị trí công chức then chốt trong xã hội Mỹ:
Ngoài Ngoại trưởng Henry Kissinger ra, có thể lấy trường hợp của Alan Greenspan làm thí dụ. Greenspan, một người Mỹ gốc Do Thái làm giám đốc Quỹ Dự Trử Liên Bang suốt 19 năm từ năm 1987 cho đến 2006.
Không có một vị tổng thống tân cử nào muốn làm mích lòng ông Greenspan cả, mặc dù sách lược tài chánh của ông dẫn đến nước Mỹ bị suy giảm xuất khẩu nghiêm trọng, thậm hụt mậu dịch tăng mạnh do tiếp tục giữ vững giá dollar một cách cố chấp trong khi làm ngơ trước sự phá giá vô nguyên tắc của đồng Nguyên (hay còn gọi là Nhân Dân tệ) trong suốt hai thập kỷ 1980 và 1990 từ phía Trung Cộng.
Người kế vị ông, Ben Bernanke, cũng là một người Mỹ gốc Do Thái, nguyên giáo sư kinh tế đại học Princeton. Ông làm giám đốc Quỹ Dự Trử Liên Bang từ năm 2006 đến năm 2014 và chỉ bị thay thế ở nhiêm kỳ cuối của tổng thống Obama. Dưới thời của Ben Bernanke làm giám đốc Quỹ Dự Trử Liên Bang, tài chánh, ngân hàng, chứng khoáng và địa ốc của nước Mỹ đổ bể suy sụp thảm hại kinh khiếp do gài bẩy thổi phòng thị trường tài chánh, nhà đất thông qua lãi suất ngân hàng quá thấp không bảo chứng. Chính phủ Liên Bang phải tung thêm tiền ra để cứu vãn gấp rút các ngân hàng thua lỗ vì có quá nhiều nợ xấu trong địa ốc bất chấp nợ công của chính phủ đã vượt mức cho phép.
Trong chín người giữ chức quản trị then chốt của tập đoàn tài chính Goldman Sachs hàng đầu tại Mỹ, thì đã có quá nữa người có gốc Do Thái. Đó là chưa kể những người còn lại đều có thành thân dâu rể với người Do Thái. Xin liệt kê tên tuổi những người gốc Do Thái lừng danh nằm trong tập đoàn này như sau:
Lloyd C. Blankfein- Chủ tịch Hội Đồng Cổ Đông
Gary D. Cohn- Chủ Tịch Goldman Sachs kiêm Tổng Giám Đốc Điều Hành
John S. Weinberg & Michael S. Sherwood- Phó Chủ Tịch tập đoàn
David A. Viniar- Trưởng phòng Tài Chánh của tập đoàn
Richard A. Friedman- Trưởng phòng Nhân Sự
Tóm lại, với trình độ học vấn cao, giàu có và khôn khéo móc nối, che đậy, kết thân, cũng như nắm hết hệ thống truyền thông quan trọng, cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái là một cộng đồng thiểu số duy nhất dư sức thao túng đối sách chính trị, kinh tế của Hoa Kỳ theo ý muốn có lợi cho người Do Thái một cách dễ dàng.
Quá trình lịch sử về mối liên hệ giữa Trung Cộng và người Mỹgốc Do Thái:
Cộng đồng Do Thái tại Mỹ đã có một lịch sử móc nối liên hệ với Trung Cộng rất lâu dài và bền vững. Trong bài “Những gương mặt Do Thái nổi bật trong giới lãnh đạo đảng cộng sản Tàu,” người viết đã cố gắng trình bày sơ lược tiểu sử của Frank Coe, cố vấn kinh tế và tiền tệ của Mao Trạch Đông.
Frank Coe nổi tiếng trong lịch sử vì làm chính phủ Tưởng Giới Thạch điêu đứng về tài chánh, không còn kinh phí buộc phải ngừng truy đuổi đàn quân Cộng Sản yếu ớt của Mao vào lúc bấy giờ để dồn sức đánh Nhật Bản. Nhờ vậy, mà quân của Mao mới sống sót thoát chết và lợi dụng tình hình kháng Nhật để phát triển lực lượng ngày một mạnh hơn.
Không hiểu làm cách nào Frank Coe có thể thuyết phục được tổng thống Rosevelt bỏ ý định viện trợ cho họ Tưởng vay 200 triệu Mỹ kim thời giá 1943 nhưng một lần nữa, ngoài sự kiện Việt Nam Cộng Hòa nhận lãnh số phận bi đát, lịch sử trước đó đã cho thấy người Mỹ gốc Do Thái đã thật sự ảnh hưởng đến đối sách ngoại giao của chính phủ Mỹ rất khéo khiến tàn cuộc của Trung Quốc hòan toàn thay đổi. Sự kiện Hoa Kỳ phản bội Việt Nam Cộng Hòa chỉ là bản sao của sự kiện Frank Coe nhưng ồn ào dễ thấy hơn mà thôi.
Tại sao người Mỹ gốc Do Thái lại quan hệ mật thiết với Trung Cộng? Thậm chí, trở thành ân nhân của Mao như Frank Coe?
Có giả thuyết cho rằng từ lâu, chính phủ Hoa Kỳ đã bí mật giúp đở Cộng Sản bành trướng tại Âu-Á nhằm tạo tình trạng rối loạn mạnh tại các nước thuộc địa hay tại chính các nước đế quốc Âu Châu già nua phải khốn đốn quy ngã. Các nước đế quốc Âu Châu già nua vốn từ lâu kinh khi coi Hoa Kỳ là quốc gia sinh sau đẻ muộn nên không chịu hợp tác với Hoa Kỳ một cách bình đẳng,
Cũng theo giả thuyết này, các nước thuộc điạ nổi loạn đòi độc lập, các nước đế quốc Âu Châu già nua phải khốn đốn quy ngã thì Hoa Kỳ mới có cơ hội can thiệp chính trị khuyếch trương chủ thuyết Mậu Dịch Tự Do của mình – tức là một nền mậu dịch chuyên nghiệp hóa, toàn cầu hóa và không có bị chịu thuế má xuất nhập khẩu một cách quá cao bất công không hợp lý nhằm hạn chế nhập khẩu, vốn được các để quốc Âu Châu già nua bảo thủ đeo đuổi.
Bất luận là giả thuyết này đúng hay sai, riêng đối với tình trạng chính trị tại Trung Hoa, tư bản Do Thái ở Hoa Kỳ thật sự muốn làm chính thể Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch đổ nhào vì họ Tưởng bài Do Thái và không cho người Do Thái có cơ hội khuếch trương tư bản ngân hàng, cho vay nặng lãi cũng như không cho người Do Thái tậu đất đai tại Trung Quốc, khai thác quặng mỏ. Họ Tưởng lại ưu đãi chuyện này cho người Anh, cho người Pháp cũng như hậu đãi thành phần da trắng Anglo-Saxon của Mỹ, vốn bài xích Do Thái thậm tệ lúc bấy giờ.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc khởi thủy được thành lập bởi giới trí thức Trung Hoa gốc Do Thái sau cuộc họp ở Thuợng Hải khi liên kết được với người của Trosky, vốn là Do Thái gốc Nga. Ngoài ra, đảng Cộng Sản Trung Quốc ngay từ ngày đầu thành lập đều phải nhờ vào tài chánh cung ứng bởi nhưng người Do Thái sống sứ sở này như Trần Độc Tú chẳng hạn và bởi tư bản Do Thái trên thế giới, trong đó có Rothschild.
Họ Mao tuyên bố lập quốc vào ngày 1 tháng Mười năm 1949, đứng bên cạnh Mao là hai nhân vật Do Thái quan trọng: Solomon Adler, cựu viên chức bộ Ngân Khố Hoa Kỳ và Frank Coe. Cả hai đều là tay chân thân tín của một dòng họ tư bản tài phiệt người Mỹ gốc Do Thái có tên là dòng họ Rothschild, từ lâu hà hơi tiếp sức tài chánh cho Mao.
Rothschild là một dòng họ tài phiệt lầu đời từ cuối thế kỷ thứ 18, có gốc từ Đức, chuyên cho vay nặng lãi và kinh doanh hoạt động ngân hàng. Tài sản của dòng họ này phình to ra nhờ cho các quốc gia mượn tiền làm kinh phí chiến tranh. Khi mượn tiền làm kinh phái cho chiến tranh, dù là thua hay thắng, nước mượn tiền vẫn phải trả nợ cho bọn tư bản tài phiệt vì sau chiến tranh, các nước vẫn cần phải mượn nợ tiếp để phục hồi kinh tế an sinh xã hội nên không thể không trả khoản nợ trước để có thể mượn nợ mới.
Người khai sáng ra tập đoàn tài phiệt Rothschild là Mayer Amschel Rothschild, một người gốc Do Thái sanh tại Frankfurt, Đức vào năm 1744. Có thể nói ông là một thiên tài về ngành tài chánh và gần như có thể coi là cha đẻ của hệ thống ngân hàng đa quốc gia hiện đại. Ở tuổi 19, với đồng vốn nhỏ bé ít ỏi, ông đã nghĩ cách cho giới thương nhân mượn tiền kinh doanh, cho giới quân đội mượn tiền tậu vũ khí hay tân trang quân cụ, cho giới quặng mỏ mượn tiền khai thác, cho giới quí tộc mượn tiền làm chính trị.
Cần cù và chịu khó, ở tuổi 40, Rothschild đã là người mà mọi giới có thể tin cậy nhờ vã khi túng thiếu. Ông đứng đàng sau năm người con của ông để lập ra năm ngân hàng cho dòng họ Rothschild, một ở Đức do người con trai lớn của ông, Amschel Mayer Rothschild điều hành, một ở Anh do người con thứ ba của ông Nathan Mayer Rothschild điều hành, một ở Áo do người con thứ hai của ông là Salomon Mayer Rothschild điều hành, một ở Ý do người con áp út là Calmann Mayer Rothschild điều hành và một ở Pháp do Jakob Mayer Rothschild, người con út của ông điều hành.
Như vậy, Rothschild là người đầu tiên thấy được tầm quan trọng của hoạt động tài chánh trên bình diện toàn cầu đa quốc gia. Các tổ chức tài chánh sau này do Hoa Kỳ và Anh Quốc sáng lập nhằm bình ổn tài chánh toàn cầu để có thể phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo như Ngân Hàng Thế Giới World Bank, Quỹ Tiền tệ Quốc Tế IMF, ngân hàng Phát Triển Á Châu ADB, etc… đều là dựa trên quan điểm tài chánh cấp tiến của Rothschild.
Trong lúc cả Âu Châu đang rối loạn vì giới quí tộc bị sụp đổ do âm huởng của Cách Mạng Tư Sản Pháp 1789, đó là chưa kể hết quốc gia này đến quốc gia khác ngã gục trước gót giày của Napoleon với một đoàn quân coi như bất khả chiến bại. Kinh tế thuơng mại của toàn Âu Châu bị xáo trộn và bất ổn do tính hiếu chiến của Napoleon, Rothschild can đảm đứng ra cho Anh, cho Nga và nhiều quốc gia khác mượn tiền để chỉnh đốn quân đội chống lại. Cuối cùng, ông đã đoán đúng: Nước Anh chiến thắng! Trận Waterloo vào năm 1815 chấm dứt vĩnh viễn binh nghiệp của Napoleon nhưng lại mở màn cho triều đại tài phiệt Rothschild rộng khắp Âu Châu. Nước Anh và nhiều quốc gia khác hoàn trả tiền lời cho tập đoàn Rothschild rất hậu đãi và tiếp tục tin tưởng, mượn nợ tập đoàn này để làm kinh phí đi khai phá thuộc địa.
Sau đệ Nhất thế chiến, tập đoàn tài phiệt Rothschild phạm phải một lỗi lầm nghiêm trọng là nổ lực kinh tài hết mình để phục hồi kinh tế nước Đức trong khi cả xã hội Đức còn đang uất ức vì sự đầu hàng quá kỳ khôi trước Đồng Minh khi sức mạnh quân đội chưa hề thật sự suy giảm. Đời sống của đại đa số người Đức sau thế chiến quá bần cùng trong khi người Do Thái sống rất ung dung xa hoa do giàu có càng làm cho người Đức bất mãn người Do Thái mà không thấy tập đoàn tài phiệt Rothschild đang hết sức cứu vãn kinh tế nước Đức. Adoft Hittler, một mặt dùng tài chánh của tập đoàn tài phiệt Rothschild để khôi phục kỹ nghệ, một mặt lại làm cho người dân Đức nghĩ rằng chính bọn tư bản Do Thái, vì có liên hệ với nước Anh từ nào giờ nên mới đâm sau lưng làm Đức bại trận.
Dòng họ Rothschild tuy yêu tiền nhưng cũng yêu nước Đức nên cho rằng uất ức của xã hội sẽ qua đi khi nước Đức mạnh dần và khôi phục kinh tế. Thực tế, những năm sắp sửa khai chiến đệ Nhị, đời sống người dân Đức bắt đầu hồi phục nhưng do quá sớm nên chưa ai nhìn thấy. Dòng họ Rothschild khuyên Anh Quốc và Đồng Minh hãy ráng nhu hòa, lấy hòa bình để phát triển. Anh Quốc đi đến hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác để rồi một ngày, Hittler nuốt lời gây chiến.
Đức Quốc Xã sát nhập Áo cũng đồng nghĩa với việc tịch thu toàn bộ gia sản của dòng họ Rothschild. Dòng họ Rothschild bỏ trốn qua Hoa Kỳ. Và từ đó, dòng họ Rothschild tìm đủ cách để giúp Hoa Kỳ trở thành mộ siêu cường về tài chánh trên thế giới.
Nhìn về Á Châu, dòng họ Rothschild thấy rõ sự khống chế của các nước già nua Âu châu và cho rằng cần một lực đẩy, một chế độ quân phiệt độc tài đảng trị nhằm xóa sạch mọi ảnh huởng của Âu châu, cũng như xóa sạch nền văn hóa Á đông đức hạnh cũ kỷ để tiến đến một nền văn hóa thuơng mại hàng hóa toàn cầu, chạy theo lợi nhuận. Vì vậy, Mao được dòng họ Rothschild hổ trợ hết mình về tài chánh.
Cách Mạng Văn Hóa và Thời Kỳ Đại Nhảy Vọt mà Mao khởi xướng, gần như phá nát toàn bộ nền văn hóa phong kiến ngàn năm của Á Đông cùng với 60 triệu người bị thảm sát, là làm theo lời cố vấn của Frank Coe, tay chân thân tính của dòng họ Rothschild. Có thể sự ngu xuẩn của Mao trong cuộc cải cách là sự ngu xuẩn cố tình để dọn đường cho tư bản Do Thái Hoa Kỳ quay trở lại Trung Hoa lục địa đầu tư phát triển.
Do đó, mối quan hệ giữa Trung Cộng và người Mỹ gốc Do Thái, không chỉ có mới đây mà thực tế đã giây dưa gắn bó sâu đậm nhưng âm thầm trong suốt hơn nữa thế kỷ qua.
Mối liên hệ giữa Trung Cộng và người Mỹ Gốc Do Thái trên lãnh vực ngân hàng tài chánh kinh tế hiện nay:
Vào ngày 9 tháng Năm năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, ngân hàng của mot chế độ Cộng Sản được quyền tung vốn ra thâu tóm một ngân hàng của Mỹ, trên đất Mỹ. Chuyện này có được là nhờ sự hậu thuẩn hết mình của giám đốc Quỹ Dự Trử Liên Bang, Bernanke. (*)
Dưới quyết định của Bernanke, ngân hàng của Trung Cộng có tên là “Industrial and Commercial Bank of China” (ICBC) với số vốn khoảng trên hai ngàn tỷ Mỹ kim sẽ thâu tóm toàn bộ Bank of East Asia của Mỹ với số vốn khoảng 1,8 ngàn tỷ Mỹ kim có trụ sở chính tại New York, với khoảng ba trăm ngàn nhân viên và 13 chi nhánh trên toàn nước Mỹ.
Không những vậy, Bernanke còn mở cửa để một ngân hàng quốc doanh khác của Trung Cộng có tên là “Agricultural Bank of China” vào mở chi nhánh tại New York.
Đây có thể coi như là một hành động khó như lấp biển vá trời, không dễ thực hiện ở một quốc gia như Hoa Kỳ khi mà luật pháp cấm đoán mọi hình thức hoạt động tài chánh từ Cộng Sản nhưng Bernanke đã làm được cho thấy sự thao túng của cộng đồng Do Thái tại chính trường Mỹ rất mạnh. Quan trọng hơn hết, mọi người bắt đầu cảm thấy mối liên hệ mật thiết về tài chánh giữa cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái đối với Trung Cộng thật sự không phải là huyền thoại nữa mà là một thực tế quá rõ trước mắt.
Năm 2012 cũng là năm mà những căng thẳng tại biển Đông leo thang gần như tí nữa dẫn đến giao tranh khi mà Philippine và Trung Cộng đối đầu trực diện tại vùng biển đảo Hoàng Nhan (Scarborough Shoal) với trên dưới hơn 15 tàu chiến được điều động đến vùng này dẫn đến việc thưa kiện của Phi vào tháng Giêng ngay năm sau; đó là chưa kể hàng loạt các tàu cá của Việt Nam bị húc chìm. Toàn khối Á châu trong đợi vào phản ứng của Hoa Kỳ nhằm cản bớt sự hung hản của Trung Cộng trong vùng dẫn đến các kế hoạch tuần tra biển Đông của Hoa Kỳ những năm sau đó. Ấy vậy mà ngân hàng quốc doanh của Trung Cộng lại ung dung bỏ ra cả ngàn tỷ dollar để mua ngân hàng của Mỹ, hoạt động trên nước Mỹ thì đương nhiên giới lãnh đạo Á Châu lo sợ Trung Cộng hơn là tin tưởng vào nỗ lực can thiệp của Hoa Kỳ.
Tập Cận Bình sở dĩ ung dung thản nhiên hiếu chiến thách thức Hoa Kỳ bấy lâu nay tại biển Đông, cũng như lấn hiếp lân bang một cách trắng trợn cũng là vì đã từ lâu, Trung Cộng duy trì một mối liên hệ tài chánh kinh tế chiến lược vô cùng mật thiết với người Mỹ gốc Do Thái, vốn thiết lập từ thời của Mao kéo dài cho đến nay, giúp cho Trung Cộng tự tin là sẽ không bao giờ bị Hoa Kỳ trừng phạt thẳng tay cho những hành động hiếu chiến vượt khuôn phép của mình. Mối liên hệ này rất chằng chịt, tạm thời tóm lược như sau:
>>>Người Mỹ gốc Do Thái làm môi giới dẫn đường cho mọi hoạt động đầu tư của Trung Cộng lên nước Mỹ (để lấy tiền hoa hồng cho cá nhân và cho cả cho tập đoàn tài phiệt gốc Do Thái)
>>>>Các tập đoàn tư bản tài chánh gốc Do Thái hay có liên hệ đến người Mỹ gốc Do Thái được ưu đãi hoàn toàn khi đầu tư hay cho vay tại lục điạ Trung Hoa.
>>>>Người Mỹ gốc Do Thái đảm bảo sự hậu thuẩn trong chính trường để Trung Cộng luôn thụ huởng thỏa hiệp mậu dịch tốt nhất trong hoàn cảnh cho phép và đổi lại, mọi hoạt động tư bản quốc doanh đầu tư của Trung Cộng đều phải có cố vấn của người Mỹ gốc Do Thái tham dự.
Đứng trên bình diện hai quốc gia Mỹ – Trung, người ta thấy được nền kinh tế hai nước có những chuyển biến như sau thông qua mối liên hệ chiến lược giữa người Mỹ gốc Do Thái và Trung Cộng :
>>>>Tư bản Trung Cộng đổ ồ ạt đầu tư vào Hoa Kỳ, mua hàng loạt các công ty của Hoa Kỳ bằng mọi giá bất chấp nền kinh tế nội địa Trung Cộng đăng suy thoái trầm trọng và cần rất nhiều vốn để kích cầu.
>>>> Tình trạng thâm hụt mậu dich nặng nề của Mỹ đối với Trung Cộng vẫn còn nguyên.
Về mặt tư bản tài chánh, sự quyết tâm mua các tập đoàn tài chánh của Hoa Kỳ của Trung Cộng gây chấn động giới quan sát vì mọi hoạt động tài chánh của Cộng Sản trên nước Mỹ xưa giờ vẫn là điều cấm kỵ. Sau đây là danh sách các tâp đoàn tài chánh của Mỹ bị Trung Cộng mua lại dưới sự dẫn dắt của các nhân vật máu mặt người Mỹ gốc Do Thái như Bernanke chẳng hạn:
>>> Black Stone Group LP – đây là tập đoàn tư bản có trụ sở chính tại New York- chuyên đầu tư địa ốc, tín dụng, nhà máy phân xưởng, năng lượng, tập đoàn bị China Investment Corp của Trung Cộng tung gần 3 tỷ Mỹ kim mua lại 10% cổ phần tháng 5 năm 2007.
>>> Hệ thống thẻ tín dụng Visa – bị China Life Insurance của Trung Cộng mua lại 0.65% cổ phần tháng Ba năm 2008 với giá 300 triệu Mỹ kim.
>>> Tập đoàn tài chánh lừng danh Morgan Stanley – chuyên cho vay và đầu tư địa ốc, có trụ sở chính tại New York, hiện bị China Investment Corp của Trung Cộng nắm khoảng 14% cổ phần với tổng trị giá 6,8 tỷ Mỹ kim.
>>>Bank of East Asia – đã liệt kê ở trên (*)
>>>Đặc biệt là IFC- Internationnal Finance Corp, có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn vốn trực thuộc hay cộng tác với World Bank; nay đã bị Trung Cộng bỏ ra 4,3 tỷ Mỹ kim thâu tóm trên 80% cổ phần. Mất công ty này, Hoa Thịnh Đốn khó có thể điều khiển World Bank dễ dàng theo mong muốn của mình như trước .
Đó là chưa kể nào là khách sạn lừng danh lịch sử Waldorf Astonia New York của Mỹ, hay hệ thống các rạp chiếu phim AMC đều bị lọt vào tay của Trung Công; và tài chánh của Trung Cộng tiếp tục ồ ạt sẽ đổ vào Hoa Kỳ không ngừng nghỉ bất chấp tình hình biển Đông ngày càng leo thang.
Nhận xét:
Thật là kỳ lạ, Trung Cộng ngày một hiếu chiến tại biển Đông dẫn đến căng thẳng quân sự với Hoa Kỳ mỗi lúc mỗi tăng và có thể bùng phát chiến tranh bất cứ lúc nào. Vậy mà tiền từ các công ty quốc doanh của Trung Cộng vẫn ồ ạt thu mua, thâu tóm các công ty của Hoa Kỳ không ngừng nghĩ mỗi năm thông qua các dịch vụ môi giới hay giúp đỡ của người Mỹ gốc Do Thái coi như không có gì xảy ra. Hoa Kỳ cũng là thị trường chủ yếu cho nên kinh tế lấp ráp xuât khẩu của Trung Cộng, hàng năm đem đến hàng trăm tỷ Mỹ kim thâm hụt mậu dịch từ phía Mỹ.
Vậy thì tại sao Trung Cộng lại cứ liều lĩnh hiếu chiến dồn ép Hoa Kỳ phải có phản ứng quân sự thích ứng để trấn an các nước trong vùng?
Đâu có quốc gia nào ngu đến nỗi cố tình hiếu chiến đi đập bể “chén cơm” của mình trừ phi hợp nhau đóng kịch hay biết rõ nước bên kia cũng như nước Tống thuở trước, đã có bọn “Tần Cối” nên cứ hiếu chiến hung hăng mà không cần phải lo. Trường hợp đóng kịch thì không thể xảy ra vì rõ ràng, Trung Cộng cho xây đảo nhân tạo làm căn cứ quân sự tính chuyện chiếm đóng biển Đông lâu dài và bị Phi đem ra kiện tụng trước tòa làm mất mặt trước thế giới. Đóng kịch không thể đi quá xa bị nhục quốc thể như vậy.
Không chừng Trung Cộng của Tập Cận Bình ung dung hiếu chiến tại biển Đông bấy lâu nay là vì biết rõ tàn cuộc cho tranh chấp biển Đông đã có Người Mỹ gốc Do Thái giúp dàn xếp tính trước và sẽ có lợi cho mình. Nếu tranh chấp quân sự thật sự xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng tại biển Đông, có khi nào người Mỹ gốc Do Thái sẽ giúp Tập Cận Bình chiến thắng tại biển Đông như cuộc chiến tại Việt Nam trước đây?
© Nguyễn Trọng Dân

BÀN CHƯN NĂM NGÓN EM VẪN KIÊU SA

Tiêu chuẩn

Nữ sinh có ngón chân dài và thon như ngón tay

Gần đây, một nữ sinh đại học ở Trung Quốc đột nhiên trở nên nổi tiếng nhờ chia sẻ hình ảnh… bàn chân của mình.
————
Xem thêm: Nữ sinh có ngón chân dài và thon như ngón tay, http://vietbao.vn/The-gioi/Nu-sinh-co-ngon-chan-dai-va-thon-nhu-ngon-tay/2147679155/167/
————

Nu sinh co ngon chan dai va thon nhu ngon tay

Nữ sinh này chỉ cao 1m51 nhưng lại sở hữu bàn chân với những ngón chân thon, dài tới… 5 cm!Lúc nhỏ, cô không để ý lắm đến điểm khác thường này. Lần đầu nhìn thấy ngón chân của những người khác, cô chỉ nghĩ là chúng hơi ngắn.
Nu sinh co ngon chan dai va thon nhu ngon tay

Kiểu bàn chân này còn gọi là bàn chân kiểu Hy lạp. Rất nhiều người cho rằng, nếu phụ nữ có bàn chân kiểu Hy Lạp, đó là một người phụ nữ đẹp. Còn nếu đàn ông sở hữu bàn chân này, họ sẽ rất giàu có.
Nu sinh co ngon chan dai va thon nhu ngon tay

Bất lợi của những ngón chân dài là khi đi giày, có cảm giác chúng chen chúc nhau. Cô gái cũng ngại đi dép xỏ ngón hay xăng đan vì sẽ lộ chân xấu. Ngay cả khi đi tất thì cũng không giấu được. Đôi chân với những ngón chân đẹp nhưng kỳ dị của cô từng là đề tài bàn tán, tranh luận của người, ví dụ như việc nhiều người đùa cô có thể trèo cây bằng “bốn” tay.

Nu sinh co ngon chan dai va thon nhu ngon tay

Tuy nhiên, có ngón chân dài cũng rất lợi thế. Ví như khi lười biếng, có thể sử dụng chân để bấm remote chuyển kênh và cầm nắm một số vật khác, thậm chí là viết được bằng chân. Có ngón chân dài cũng giúp đứng trên mặt đất vững hơn, nhất là những lúc kiễng chân.
————

 

TIN KỲ CỤC: BỊ BẠN GÁI ĐÂM CHẾT VÌ MÊ PHÂY

Tiêu chuẩn

Hổm tui có đưa tin bên xứ Ả Rập chồng đâm vợ chết vì mê phây bút, nay bên xứ Ăng Lê có phụ nữ trả thù này.

Nguồn: Gia đình VN (11:36 23/02/2016)

Bị bạn gái đâm tử vong vì suốt ngày “cắm mặt” vào Facebook

Một thợ làm tóc ở Anh đã lãnh án tù chung thân vào tuần trước sau khi cô dùng dao đâm thấu tim bạn trai vì anh ta suốt ngày cắm mặt vào Facebook.

Terri-Marie Palmer (23 tuổi) đã khóc ngất tại tòa khi bị kết tội giết người và buộc ngồi tù chung thân. Nạn nhân là bạn trai cô- thanh niên 24 tuổi Damon Searson

Khoảnh khắc trước khi sát hại bạn trai, Palmer đã đăng trên Facebook rằng: “Damon làm tôi phát điên khi chỉ dán mắt vào Facebook và hoàn toàn coi tôi là người vô hình khi tôi nói chuyện với anh ta”.
Cô thường xuyên đăng tải trên mạng xã hội về việc Searson thường xuyên thờ ơ với cô khi có tin nhắn facebook trên điện thoại của những cô gái khác. Cuối cùng, Palmer đã nhắn tin với bạn trai của mình rằng cô rất giận dữ và chán nản.

Bị bạn gái đâm tử vong vì suốt ngày

Đâm bạn trai tử vong vì suốt ngày “cắm mặt” vào Facebook

Cặp đôi này gặp nhau 2 lần ở nơi tiệm cắt tóc nơi Palmer làm việc và họ bắt đầu chung sống từ tháng 7 năm ngoái. Cặp đôi này thường xuyên có những cuộc khẩu chiến bằng cách bình luận và nhắn tin trên Facebook.
Đầu tháng 8, Palmer nói rằng cô đã có kế hoạch rời bỏ bạn trai, cô than phiền với bạn bè rằng cô trả tiền thuê trong khi Searson dùng tiền mua điện thoại mới và mua sắm.
Ngay trước án mạng một ngày, Palmer đã nhắn “Giờ mới chỉ thứ 4 và tôi đang nằm khóc một mình lần thứ 2 trong tuần. Cảm ơn Damon. Tôi thực sự tức giận, tổn thương và chỉ muốn đâm anh một nhát”.

Vào ngày 24/8, cô đã lấy một con dao cắt bánh đâm thấu tim Searson khi anh này đang kiểm tra tin nhắn trên Facebook. Palmer gọi cấp cứu và khai rằng anh ta “vô tình tự đâm phải mình” khi cả hai đang cãi nhau trên chiếc xe caravan mà họ sống chung.
Tại tòa, cô khai rằng Searson yêu cầu cô đưa anh con dao, nhưng do ném quá mạnh nên nó đã găm vào ngực Searson.

Palmer kháng cáo và cho rằng bạn trai là kẻ say xỉn, thường xuyên kiểm soát cô. Tuy nhiên, tòa vẫn kết luận rằng cô đã tấn công Searson.

Tuần vừa rồi, Terri-Marie Palmer bị kết tội giết người và ngồi tù chung thân. Cô sẽ phải ở tù 12 năm trước khi được xét vào diện ân xá.

L.H (Lược dịch/nypost/Mirror)

 

NHỮNG THƯƠNG HIỆU VIỆT VANG BÓNG

Tiêu chuẩn

Ai đứng sau những thương hiệu Việt vang bóng thế kỷ 20?

Ông chủ thương hiệu Hynos, bột Bích Chi, gốm sứ Minh Long hay người đã xây dựng chợ Bình Tây biểu tượng Sài Gòn… đều là những doanh nhân Việt nức tiếng thế kỷ 20.

Người xây chợ Lớn – Bình Tây

Doanh nhân Quách Diệm (thường được gọi là Quách Đàm, 1863-1927) vốn là người gốc Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 14 tuổi, ông sang Việt Nam, khởi nghiệp bằng nghề mua bán phế liệu ở khu vực Chợ Lớn. Dần dần, ông kinh doanh sang da trâu, sở hữu một xưởng thuộc da, xưởng rượu, xưởng dệt, rồi lập công ty Thông Hiệp, chuyên xuất nhập khẩu hóa vật, thổ sản.

Tượng ông Quách Diễm (Quách Đàm).

Những năm đầu thế kỷ 20, ông giàu lên nhờ kinh doanh lúa gạo với mạng lưới thu mua khắp Nam kỳ. Ngoài nhà máy xay lúa Di Xương, ông còn mở thêm ba nhà máy lớn khác tại Mỹ Tho, lấy tên Thông Mậu, Thông Thạnh, Thông Nguyên. Sau này, việc kinh doanh của vị doanh nhân người Việt gốc Hoa còn phát triển trong cả ngành đường và bông vải, với các nhà máy trải dài ở cả Tây Ninh và Campuchia. Để tiện lợi cho việc chuyển hàng hóa giữa các chi nhánh, ông lập hãng tàu biển Nguyên Lợi hoạt động vận tải các tuyến Sài Gòn – Singapore, Hong Kong, Quảng Châu, Sán Đầu.

Khi Chợ Lớn (cũ) bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn, ông đã xuất tiền xây một khu chợ mới cách đó không xa, trên diện tích 17.000 m2 thuộc thôn Bình Tây cũ, lấy tên là Chợ Bình Tây. Chợ được khởi công từ năm 1928, hoàn thành năm 1930, nay được người dân quen gọi với tên Chợ Lớn (mới) và trở thành một biểu tượng của Sài Gòn.

Chợ Lớn – Bình Tây là một trong những chợ lớn và lâu đời nhất của TP.HCM được xây cất theo kĩ thuật phương Tây, chuyên kinh doanh sỉ, cung ứng hàng hóa cho cả nước.

Từ người học việc đến ông chủ thương hiệu Hynos

Rất nhiều người Sài Gòn sinh ra và lớn lên vào thế kỷ 20 vẫn còn nhớ đến kem đánh răng Hynos, một thương hiệu Việt từng làm mưa làm gió trên thị trường. Ở bất cứ con phố lớn hay khu dân cư nhỏ nào vào thời đó, người ta cũng có thể bắt gặp biển quảng cáo kem đánh răng Hynos với hình người đàn ông da đen nở nụ cười tươi rói, khoe hàm răng trắng sáng. Người đã đưa thương hiệu Hynos từ một xưởng sản xuất nhỏ trở thành ông lớn trên thị trường vào thế kỷ 20 là doanh nhân Huỳnh Đạo Nghĩa (còn gọi là Vương Đạo Nghĩa).

Hình ảnh kem đánh răng Hynos trên khắp phố phường Sài Gòn.

Ban đầu ông Nghĩa chỉ là người làm thuê cho chủ hãng kem Hynos, vốn thuộc sở hữu của một gia đình người Mỹ gốc Do Thái sống tại Sài Gòn. Tuy nhiên, biến cố gia đình người chủ đã khiến hãng kem đánh răng nhỏ bé này được trao lại vào tay ông, bởi ông được tiếng là trung thành, cần cù làm ăn.

Với sự nhanh nhẹn và nhạy cảm kinh doanh, cộng thêm cách thức làm truyền thông rất mới lạ, doanh nhân này đã nhanh chóng đưa thương hiệu Hynos trở nên quen thuộc với người Sài Gòn. Tận dụng cách quảng cáo trên các cửa hàng ăn uống, chợ búa, hệ thống truyền thanh và truyền hình, ông đã đưa hình ảnh anh Bảy Chà cười toe với hàm răng trắng chói có mặt khắp nơi trên các đường phố, ngõ hẻm, đánh bật những tên tuổi ngoại. Thậm chí, ông Huỳnh Đạo Nghĩa đã thuê cả tài tử Hong Kong nổi tiếng thời đó là Vương Vũ sang đóng phim quảng cáo cho hãng, góp phần đưa tên tuổi Hynos vươn ra cả thị trường Đông Nam Á, Hong Kong. Đến năm 1975, Hynos được sáp nhập, và là tiền thân của thương hiệu kem đánh răng Phong Lan và P/S ngày nay.

Doanh nhân Trần Khiêm Khánh và bột Bích Chi

Bột gạo lứt Bích Chi với hình ảnh biểu tượng mẹ bồng con từng một thời là sản phẩm thân thuộc với các bà nội trợ của thế kỷ trước. Đằng sau những thông tin ngắn gọn về lịch sử hình thành: “Nhà máy bột Bích Chi được thành lập năm 1966 tại Đồng Tháp”…, là câu chuyện thăng trầm của một thương hiệu gắn với cuộc đời người đàn ông khởi nguồn nên thương hiệu này, ông Trần Khiêm Khánh (Tư Khánh), hiện đang sống tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Thời điểm năm 1966, khi chăm sóc cô con gái nhỏ Trần Thị Bích Chi, ông Tư Khánh đã sáng tạo ra loại bột này từ những kinh nghiệm thời còn chiến đấu tại chiến trường. Thời kỳ đỉnh cao của bột Bích Chi là những năm 1970-1975, khi lần đầu tiên thương hiệu này được đầu tư quảng bá và phân phối rộng rãi tại các thị trường lớn như TP.HCM, các tỉnh miền Tây và Nam Trung Bộ… thu hút đông đảo người dùng.

Từ tình yêu con gái, ông chủ bột Bích Chi đã sáng tạo ra thương hiệu gắn bó với nhiều thế hệ người Việt.

Cùng với những biến chuyển lịch sử, nhà máy và thương hiệu bột Bích Chi được ông Tư Khánh tự nguyện hiến cho Nhà nước. Năm 1976, nhà máy trực thuộc công ty Sữa Cà phê miền Nam (tiền thân công ty Sữa Việt Nam – Vinamilk ngày nay), sau đó được giao về tỉnh Đồng Tháp. Năm 2001, công ty bột Bích Chi được cổ phần hóa, đổi tên thành công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi, và có thị trường tiêu thụ trải rộng từ châu Á, Úc, Mỹ, Canada, EU và một số nước Ảrập.

Ông chủ thương hiệu xà bông Cô Ba

Chủ nhân của thương hiệu hóa mỹ phẩm nổi danh nhất ba thập kỷ đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam là doanh nhân Trương Văn Bền (1883 – 1956). Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề thủ công ở Sài Gòn, ông Bền gắn với nghề kinh doanh dầu dừa từ khi mới 25 tuổi. Khi nghiệp kinh doanh trải rộng trong ngành nông nghiệp với nghề cao su và xay lúa, ông mới bắt đầu bắt tay vào làm xà bông bởi nhìn thấy một thị trường tiền năng còn để ngỏ. Công ty ông khi đó lấy tên là Trương Văn Bền và các con – Dầu và Xà bông Việt Nam (Truong Van Ben & fils – Huilerie et Savonnerie Vietnam), sở hữu thương hiệu xà bông Cô Ba nức tiếng một thời.

Tỷ phú Trương Văn Bền.

Xà bông Cô Ba làm từ dầu dừa, xưởng của ông ở Chợ Lớn, mỗi tháng sản xuất khoảng 1.500 tấn dầu dừa và khoảng 600 tấn xà bông. Trước ngày giải phóng, sản phẩm này không có đối thủ trên thị trường nội địa, thậm chí đánh bật cả sản phẩm của Pháp là xà bông Marseilles, và xuất sang các nước Đông Dương, tới tận Hong Kong, Tân Đảo (Nouvelle Caledonie) và một số các nước châu Phi. Ngay đến những năm 1990, xà bông Cô Ba vẫn tạo lập được thị phần rộng lớn trên toàn quốc, và chỉ lui về sau khi hàng loạt sản phẩm của các hãng nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam trong khoảng 2 thập kỷ vừa qua.

Doanh nhân mê gốm sứ và thương hiệu Minh Long

Xuất thân trong gia đình họ Lý có ba đời làm gốm sứ tại làng gốm Lái Thiêu, Bình Dương, ông Lý Ngọc Minh bén duyên với nghề của tổ tiên từ năm 12 tuổi. Năm 16 tuổi, bố mất, mẹ ốm nặng, ông Minh bất đắc dĩ phải gánh vác gia đình, trở thành ông chủ trẻ của xưởng sản xuất đồ dùng bằng gốm với thương hiệu Thái Bình.

Từ xưởng gốm 100 năm của gia đình, doanh nhân Lý Ngọc Minh đã tạo ra sản phẩm gốm sứ Minh Long được nhiều người Việt ưa chuộng.

Để tăng tính thẩm mỹ cho gốm sứ gia đình, ông bỏ ra 3 năm để học và nghiên cứu men màu, rồi kết hợp nó với sản phẩm gốm tại Đồng Nai, và lập ra công ty gốm sứ Minh Long vào năm 1970. Sau thời gian đầu xây dựng công ty với vô vàn khó khăn, thiếu khách hàng, phải lặn lội hàng nghìn cây số ở xứ người để được quan sát quy trình công nghệ sản xuất gốm, ông mới đạt được thành công khi công ty bước vào sản xuất đồ gốm mỹ nghệ xuất khẩu đi các nước, đứng đầu là Pháp.

Năm 1995, Minh Long bắt đầu đầu tư sản xuất bộ đồ ăn bằng sứ cao cấp, rồi tạo ra những sản phẩm chén dĩa, bộ đồ ăn bằng sứ chất lượng cao, được nung nhiệt độ 1.380 độ C theo tiêu chuẩn của Đức. Hiện sản phẩm đã được tiêu thụ mạnh và xuất khẩu đi sang các nước châu Âu như Đức, Pháp, Nhật, Hà Lan, Mỹ… Gốm sứ Minh Long là thương hiệu được người Việt ưa chuộng tới tận ngày nay.

T.A (tổng hợp)

NHỮNG THƯƠNG HIỆU VIỆT VANG BÓNG MỘT THỜI

Tiêu chuẩn

Theo Lao Động

Đã từng có một thời, có những sản phẩm mang thương hiệu Việt giành được thành công vang dội. Tuy nhiên chúng dần bị quên lãng bởi sự thâu tóm của doanh nghiệp nước ngoài.

Những thương hiệu Việt vang bóng một thời
Đối với những người lớn tuổi, không ai lại không biết đến xà bông Cô Ba – thương hiệu xà bông có hình in nổi một người đàn bà đẹp. Đây là loại xà bông thơm đầu tiên của Việt Nam, dùng để tắm gội, có sức “đánh bại” xà bông thơm của Pháp nhờ chất lượng tốt, giá thành thấp. Nhưng theo thời gian, giờ đây, xà bông Cô Ba đã vắng dần trên thị trường Việt. Hiện có rất ít nơi còn bán loại xà bông này.

Thương hiệu này được xây dựng vào năm 1932 bởi Trương Văn Bền, một thương gia nổi tiếng thời bấy giờ. Vốn là người nhìn xa trông rộng, ông đã nhìn ra tiềm năng của cây dừa. Trước tiên ông đã thành lập xưởng ép dầu dừa dùng trong kỹ nghệ hoá mỹ phẩm, sau đó, là xưởng xà bông tại địa chỉ “Quai de Cambodge”  nơi đã tạo ra sản phẩm xà bông Cô Ba nổi tiếng một thời.

Những thương hiệu Việt vang bóng một thời
Ăn theo sự thành công của xà phòng Cô Ba, ông Bền còn cho ra đời dòng sản phẩm dầu thơm, nước hoa, dầu gội Cô Ba.
Những thương hiệu Việt vang bóng một thời
Chân dung cô Ba, người được cho là hình mẫu của người phụ nữ trên bao bì. Theo nhiều giai thoại, cô Ba là người đẹp nức tiếng bấy giờ. Trong “Sài Gòn năm xưa”, cụ Vương Hồng Sển có viết: Trong giới huê khôi, có Cô Ba, con gái thầy thông Chánh, là đẹp không ai bì; đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem nhà Thơ Dây Thép (Bưu Điện), và một hiệu buôn xà bông xin phép hoạ hình làm mẫu rao hàng xà bông Cô Ba: muốn biết danh tiếng bực nào xin ráng tìm các bà cỡ 1900 hỏi lại!
Những thương hiệu Việt vang bóng một thời
Slogan quảng cáo bằng tiếng Pháp với nội dung: “Sử dụng xà bông này cho người phụ nữ của bạn có vẻ đẹp hoàn hảo” được giăng khắp các con phố  đã đánh trúng vào tâm lý người tiêu dùng đã cho thấy tài chiến lược kinh doanh của ông chủ Trương.
Những thương hiệu Việt vang bóng một thời
Khắp các con phố Sài Gòn xưa, dễ dàng nhìn thấy biển quảng cáo xà bông Cô Ba.
Những thương hiệu Việt vang bóng một thời
Có lẽ ai sống ở Sài Gòn từ trước năm 1975 cũng đều quá quen thuộc với hình ảnh anh Bảy Chà Và đen trên hộp kem đánh răng Hynos của ông chủ Vương Đạo Nghĩa. Vương Đạo Nghĩa chọn hình ảnh một ông Chà Và da thật đen làm biểu tượng quảng cáo cho sản phẩm của mình cũng chính bởi vì nước da ngâm đen sẽ làm nổi bật lên hàm răng trắng. Và mục đích của Vương Đạo Nghĩa cho hình ảnh quảng cáo này là chỉ có dùng kem đánh răng Hynos mới có được hàm răng trắng khỏe như thế.
Những thương hiệu Việt vang bóng một thời
Poster quảng cáo của kem đánh răng Hynos trên báo giấy. Phải nói thêm là ông chủ Vương là người rất chịu chi cho quảng cáo, khiến cho hình ảnh của ông Bảy Chà Và trở nên quen thuộc với người tiêu dùng
Những thương hiệu Việt vang bóng một thời
Pano quảng cáo của Hynos được đặt cạnh pano của Perlon ở chợ Bến Thành năm 1969, đây là hai thương hiệu kem đánh răng cạnh tranh mạnh thời đó
Những thương hiệu Việt vang bóng một thời
SAIGON 13/2/1969 – NHỮNG NỤ CƯỜI MỜI CHÀO MUA MÓN HỜI DỊP LỄ TẾT–Những nụ cười rạng rỡ của cô gái trong bức tranh cổ động lớn hơn kích thước thật, và của cô gái bán hàng tại Saigon nhằm lôi kéo khách hàng mua tất cả mọi thứ từ kem đánh răng (Hynos) đến những viên long não, đúng vào thời điểm những ngày nghỉ Tết, bắt đầu vào hôm thứ hai.
Những thương hiệu Việt vang bóng một thời
Năm 1975, hãng Hynos được bàn giao lại cho Nhà nước, sáp nhập với công ty Kolperlon thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan rồi lại liên doanh với các công ty nước ngòai và đổi tên thành công ty Hóa phẩm P/S. Tuy nhiên sau khi nhượng vốn liên doanh cho Unilever, công ty Hóa phẩm P/S quay lại sản xuất kem Hynos. Vẫn sử dụng nụ cười anh Bảy Chà Và trên vỏ hộp kem, đồng thời làm mới bằng hình ảnh gia đình hiện đại, Hynos đã có mặt trên kệ hàng của các siêu thị, dù số lượng chưa thật nhiều.
Những thương hiệu Việt vang bóng một thời
Nổi tiếng, lụn bại, rồi tái xuất, thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan một thời là sản phẩm Việt nức tiếng trong khu vực. Vào những năm 1993 – 1994, Dạ Lan lớn mạnh, chiếm tới gần 70% thị phần cả nước. Riêng từ Đà Nẵng trở vào chiếm tới 90%, góp phần đánh bật kem đánh răng Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam. Nhưng sau đó thương hiệu này đã bị bán cho Colgate Palmolive. Năm 2009, Dạ Lan lại được đưa trở lại thị trường Việt, và thuộc sở hữu của công ty Hóa Mỹ phẩm Quốc tế (ICC)
Những thương hiệu Việt vang bóng một thời
Trước năm 1975, xá xị rất phổ biến tại miền Nam Việt Nam, và phần lớn do hãng BGI sản xuất, chứa trong chai thủy tinh. Xá xị đầu tiên tại Sài Gòn có nhãn hiệu hình con cọp nên còn gọi là “xá xị con cọp”. Đến tháng 7/1977, tập đoàn BGI chính thức chuyển nhượng quyền sở hữu và bàn giao toàn bộ nhà máy cho Việt Nam, trở thành nhà máy quốc doanh với tên gọi là nhà máy nước ngọt Chương Dương. Hầu hết thị trường khu vực miền Nam khi đó đều rất ưa chuộng dòng sản phẩm này. Đây được xem như thời hoàng kim của xá xị Chương Dương.
 Năm 1993, nhà máy được đổi tên thành công ty Nước giải khát Chương Dương. Nhưng cũng từ đây, khi 2 ông lớn trong ngành giải khát có gas là Coca-Cola và Pepsi vào Việt Nam, một cuộc chiến mới chính thức bắt đầu. Với tiềm lực tài chính mạnh cùng kinh nghiệm lâu năm, những “gã khổng lồ” đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường khiến cho xá xị Chương Dương lao đao.
Năm 1993, nhà máy được đổi tên thành công ty Nước giải khát Chương Dương. Nhưng cũng từ đây, khi 2 ông lớn trong ngành giải khát có gas là Coca-Cola và Pepsi vào Việt Nam, một cuộc chiến mới chính thức bắt đầu. Với tiềm lực tài chính mạnh cùng kinh nghiệm lâu năm, những “gã khổng lồ” đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường khiến cho xá xị Chương Dương lao đao.

TIN KỲ CỤC 2

Tiêu chuẩn

Gửi quý bà mê Phây trong phờ ren lít của tui.

PhuNuQT

Chồng chém chết vợ tại nhà vì suốt ngày lướt Facebook

Một người đàn ông Ai Cập đã dùng dao sát hại vợ dã man tại nhà riêng vì người vợ quá mê, luôn bận rộn lướt Facebook mà không để ý, quan tâm đến chồng.

Theo Emirate 24/7 đưa tin, một người đàn ông Ai Cập đã cầm dao đâm vợ 17 nhát chết tại nhà riêng phía Đông Ai Cập.

Ngay lập tức, cảnh sát địa phương đã tiến hành bắt giữ người đàn ông này sau khi người anh vợ gọi điện báo cáo với cơ quan chức năng về cái chết của em mình. Tại trụ sở cảnh sát, người đàn ông này đã thừa nhận hành vi giết vợ do không kiềm chế được cảm xúc.
“Người chồng cho biết anh ta quyết định giết vợ vì cô ấy quá đam mê Facebook và luôn bận rộn lướt Facebook mà không để ý, quan tâm đến chồng,” một nguồn tin cảnh sát cho biết.
Mẹ của nạn nhân cho biết, con rể của mình có máu ghen nổi tiếng trong vùng. Anh ta thậm chí ‘ghen’ với Facebook và mạng xã hội vì người vợ dành quá nhiều thời gian cho Facebook.
“Ngay từ đầu tôi đã không ủng hộ cuộc hôn nhân này. Trong đám cưới của con gái, tôi không hề thấy nó hạnh phúc,” người mẹ chia sẻ với Emirate 24/7.

TIN KỲ CỤC

Tiêu chuẩn

Chết thảm vì mải xem phim ‘đen’ khi đang lái xe

Một người đàn ông ở Mỹ đã thiệt mạng sau khi chiếc ô tô lật nhào do nạn nhân mải xem phim ‘đen’ khi đang lái xe. Theo Cosmopolitan đưa tin, đây là một vụ tai nạn hy hữu nhất từ trước đến nay mà cảnh sát bang Michigan (Mỹ) gặp phải.

2712bis

Theo đó, vào sáng sớm ngày Chủ Nhật (24/1) vừa qua, ông Clifford Ray Jones, 58 tuổi, sống tại Detroit, bang Michigan (Mỹ) đã gặp tai nạn giao thông thảm khốc khi đang điều khiển chiếc Toyota Camry đến điểm hẹn với bạn. Do vừa lái xe vừa xem phim ‘đen’, ông Jones bất ngờ mất lái khiến chiếc xe đột ngột phanh gấp rồi lộn nhào. Người đàn ông 58 tuổi này chết ngay tại hiện trường.
Cảnh sát địa phương cũng cho biết, tại thời điểm xảy ra tai nạn, Jones… không mặc quần cũng không đeo dây an toàn.
Trung uý Mike Shaw thuộc lực lượng cảnh sát Michigan cho biết: “Đây thực sự là một tai nạn kỳ cục nhất trong những năm công tác của tôi.”
-Nhận qua meo nên không rõ nguồn-

VIỆT CỘNG ĐANG TẬP GIẪY CHẾT

Tiêu chuẩn

Hôm nay tui đọc được hai tin trên báo mạng Thanh Niên, tui ĐƯỢC QUYỀN mắc cười nên đem về kho này. Tin thứ nhứt:

Người Việt chính thức được quyền chuyển đổi giới tính

12:54 PM – 24/11/2015 Thanh Niên Online
Hương Giang Idol ngày càng nổi tiếng sau khi chuyển giới
Hương Giang Idol ngày càng nổi tiếng sau khi chuyển giới

Sáng 24.11, Quốc hội thông qua bộ luật Dân sự (sửa đổi), trong đó có quy định về chuyển đổi giới tính và các quyền, nghĩa vụ liên quan.

Với tầm quan trọng và nhạy cảm, Quốc hội đã bỏ phiếu riêng cho điều khoản này, với 399 trong tổng số 446 đại biểu có mặt ở hội trường tán thành.
Theo đó, điều 37 của bộ luật Dân sự (sửa đổi) quy định: “Việc chuyển đổi giới tínhđược thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan”.
Bộ luật sửa đổi gồm 27 chương, 689 điều, có hiệu lực thi hành từ 1.1.2017, thay vì từ giữa 2016 như dự kiến trước đó.

Trước khi Quốc hội biểu quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình việc chuyển đổi giới tính liên quan đến những yêu cầu và điều kiện khác nhau về độ tuổi, tình trạng hôn nhân, các vấn đề về an sinh xã hội, y tế và nhiều vấn đề xã hội khác. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, pháp luật cần ghi nhận vấn đề này nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận trong xã hội, đồng thời cũng bảo đảm tính thận trọng, phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc.

600 người chuyển đổi giới tính 

Theo Vụ Sức khỏe bà mẹ – trẻ em (Bộ Y tế), gần 600 người ở Việt Nam đề xuất được sửa đổi về giấy tờ hồ sơ cá nhân, từ nữ thành nam hoặc ngược lại, thay tên gọi mới theo giới tính mới đã được phẫu thuật chuyển đổi.

Trước đó, quy định hiện hành chưa cho phép thay đổi hồ sơ cá nhân cho người chuyển đổi giới tính, mà chỉ cho phép sửa đổi với người có khiếm khuyết về nhiễm sắc thể hoặc bộ phận sinh dục, dẫn đến giới tính thực tế không phù hợp ngoại hình. Bộ Y tế sau đó đã đề xuất cho phép thay đổi hồ sơ cá nhân với người đã chuyển đổi giới tính vào dự thảo bộ luật Dân sự (sửa đổi).

Anh Vũ

Tin thứ nhì :

Được phép kinh doanh casino trong sân bay

05:56 AM – 24/11/2015 Thanh Niên
Sân bay quốc tế ở VN hiện chỉ có hoạt động mua sắm và ăn uống - Ảnh: Bích Chiêu
Sân bay quốc tế ở VN hiện chỉ có hoạt động mua sắm và ăn uống – Ảnh: Bích Chiêu
Đặc điểm các sân bay quốc tế ở VN là thiếu dịch vụ, nên nếu đặt các máy chơi bạc sẽ thắng lớn vì đáp ứng được nhu cầu giải trí của một bộ phận khách.
3/5 cảng hàng không lớn của VN có lãi

Ngày 23.11, tại hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu của Tổng công ty cảng hàng không (HK) VN (ACV) dành cho các nhà đầu tư phía nam, đại diện ACV dẫn số liệu năm 2014 cho biết trong 5 cảng HK quốc tế lớn của VN, có 3 cảng HK hoạt động có lãi là Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Cam Ranh; 2 cảng lỗ là Đà Nẵng và Phú Quốc. Trên tổng thể, ACV cho biết vẫn hoạt động có lãi do hạch toán tập trung. Cụ thể trong 3 năm (từ 2012 – 2014), tổng doanh thu đạt 28.114 tỉ đồng, tăng trung bình 14,86%/năm; lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 6.342 tỉ đồng, tăng trung bình 29,75%/năm.

M.Khanh

Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương được tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho khách xuất cảnh, quá cảnh tại khu vực cách ly ga đi sân bay quốc tế của Tổng công ty cảng hàng không VN.

Thực tế, nhiều sân bay quốc tế nổi tiếng trên thế giới từ lâu đã mở sòng bạc bên trong khu vực cách ly để du khách tiêu khiển trong lúc chờ máy bay. Chẳng hạn sân bay McCarran tại Las Vegas, nằm trong nhóm 10 sân bay đông khách nhất ở Mỹ, khoảng 40 triệu lượt khách/năm, được mô tả không khác gì một sòng bài khi trang bị hơn 1.300 máy đánh bạc ở bên trong, doanh thu từ hoạt động này ở sân bay McCarran năm 2014 vào khoảng 25,6 triệu USD. Du khách đến sân bay lớn hàng đầu châu Âu là Frankfurt cũng có thể đánh bạc nếu có thời gian rảnh, nhưng không nhiều máy như ở sân bay McCarran hoặc Schiphol ở thủ đô Amsterdam (Hà Lan).
Ông Nguyễn Tuấn Quyền, chuyên gia du lịch, ủng hộ việc đa dạng các hình thức vui chơi giải trí bên trong các sân bay quốc tế ở VN. “Đặt máy giật xèng là phù hợp, vì sở thích của du khách rất khác nhau. Có người muốn dạo quanh các cửa hàng để mua sắm, có khách thích ngồi uống cà phê, nhưng cũng có khách muốn thử vận may từ các máy đánh bạc. Du khách thường có thói quen tiêu xài đến đồng tiền cuối cùng khi rời một đất nước nào đó. Ngay bản thân tôi cũng vậy, khi đến sân bay sẽ mua sắm hết số tiền còn lại ở trong túi. Với thời gian trung bình chờ máy bay ở sân bay quốc tế khoảng 1 – 2 giờ, du khách rất cần giải trí”.
Cùng quan điểm, ông Trần Xuân Hùng, Giám đốc Công ty du lịch Viking, cho rằng: “Đặc điểm các sân bay quốc tế ở VN là thiếu dịch vụ, nên nếu đặt các máy chơi bạc sẽ thắng lớn vì đáp ứng được nhu cầu giải trí của một bộ phận khách. Việc kiểm soát khu vực trò chơi có thưởng ở trong sân bay dễ dàng hơn ở ngoài, do đã sàng lọc đối tượng qua khâu kiểm soát an ninh và xuất cảnh”. Theo ông, người VN cũng nên được cho phép vào chơi ở khu vực máy đánh bạc trong sân bay.
Ông Tào Văn Nghệ, Chủ tịch Hội Khách sạn TP.HCM, cho rằng: “Đặt các máy giật xèng trong sân bay không ảnh hưởng đến ai và hoàn toàn nên làm. Không phải người nào cũng vào được bên trong sân bay, nên khách sau khi làm hết thủ tục nếu rảnh thì chơi”.
“Khi vào khu vực trò chơi có thưởng, khách phải xuất trình thẻ lên máy bay, vé máy bay để nhân viên nắm được giờ bay của khách và nhắc nhở. Ngoài ra, việc xuất trình một số giấy tờ cần thiết khác như hộ chiếu, chứng minh nhân dân để kiểm soát đối tượng khách dưới 18 tuổi vào chơi bài”, ông Quyền góp ý thêm về cách tổ chức sao cho thuận lợi cho hành khách.
Ông Nghệ nhấn mạnh, tổ chức trò chơi điện tử trúng thưởng trong sân bay không chỉ đa dạng dịch vụ, khách có nhiều lựa chọn giải trí hơn mà còn mang lại nguồn thu. Du lịch VN từ nhiều năm qua bị đánh giá là không nhạy bén trong việc “móc túi” du khách, nên có sản phẩm để khách tiêu tiền, giải trí trong sân bay cũng là một phương án.
Nguồn thu rất lớn
Nguồn thu từ trò chơi trúng thưởng là rất lớn, khi mới đây, Viện Nghiên cứu phát triển bền vững vùng (thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN) công bố nghiên cứu ngành vui chơi có thưởng ở VN cho biết: Chỉ 8 sòng bài ở VN nhưng có doanh thu 1.379 tỉ đồng, nộp ngân sách 336 tỉ đồng vào năm ngoái; xổ số kiến thiết cả nước năm 2014 đạt doanh thu 64.000 tỉ đồng, nộp ngân sách 20.000 tỉ đồng.
Hiện ở VN có các loại hình vui chơi có thưởng hợp pháp gồm xổ số, trò chơi điện tử có thưởng, sòng bài và đặt cược. Riêng sòng bài và trò chơi điện tử có thưởng chỉ người nước ngoài mới được chơi. Bên cạnh đó, vì không cho phép người Việt vào các sòng bài và cấm các trò chơi có thưởng khác nên mỗi ngày có khoảng 200 lượt người xuất cảnh sang Campuchia qua cửa khẩu ở Tây Ninh để vào sòng bài, dịp cuối tuần lên tới 700 – 800 lượt người. Nghiên cứu trên còn cho biết, doanh thu sòng bài của Campuchia khoảng 250 triệu USD hằng năm và đa số người chơi là VN. Rõ ràng, một lượng ngoại tệ rất lớn hằng ngày đã chảy ra nước ngoài.

N.Trần Tâm