Monthly Archives: Tháng Một 2017

NGOẠI GIAO PHÁP VÀ NHỮNG CƠ HỘI BỊ BỎ LỠ CỦA VN

Tiêu chuẩn

Bộ Ngoại Giao và Phát Triển Quốc Tế Pháp kết hợp với Tòa thị chính Paris tổ chức triển lãm "Nghệ thuật hòa bình: Những bí mật và kho báu của nền ngoại giao Pháp"

Bộ Ngoại Giao và Phát Triển Quốc Tế Pháp kết hợp với Tòa thị chính Paris tổ chức triển lãm “Nghệ thuật hòa bình: Những bí mật và kho báu của nền ngoại giao Pháp”

Bộ Ngoại Giao và Phát Triển Quốc Tế Pháp, kết hợp với Tòa thị chính Paris đang cho ra mắt công chúng tại Petit Palais (Paris) triển lãm «Nghệ thuật hòa bình: Những bí mật và kho báu của nền ngoại giao Pháp».

Đây là lần đầu tiên những kỷ vật hiếm hoi được giữ gìn từ Thế kỷ 4, những tranh, tượng của những danh họa, nghệ sĩ, văn bản, nghi chép nói về con đường gieo mầm, gặt hái hòa bình từ những xung đột, chiến tranh của ngoại giao Pháp ra mắt công chúng.

Trong số những tài liệu quý, tôi thấy có bản sao ‘Công chứng’ với bút tích viết tay của nhà hàng hải Christophe Colomb ký với Ferdinand và Isabelle Tây Ban Nha năm 1502.

Ngoài ra là ‘Văn bản đầu hàng’ Đế chế Đức ký kết chấm dứt chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1917, hoặc ‘Biên bản trao đổi’ giữa Hitler và đại sứ Pháp tại Berlin trước ngày nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Người ta cũng có thể thấy cẩm nang viết và tra cứu mật mã những văn bản ngoại giao, tài liệu mật giai đoạn Hồng y Richelieu, cùng thời với chàng l’Artagnan trong tiểu thuyết ‘Ba chàng lính Ngự lâm’ của Alexandre Dumas.

Bản sao 'Công chứng' với bút tích viết tay của nhà hàng hải Christophe Colomb ký với Ferdinand và Isabelle Tây Ban Nha năm 1502

Bản sao ‘Công chứng’ với bút tích viết tay của nhà hàng hải Christophe Colomb ký với Ferdinand và Isabelle Tây Ban Nha năm 1502

Một tài liệu độc đáo khác là bức thư viết trên vàng lá của vua Xiêm (Thái Lan) Mongkut-Rama IV gửi Hoàng đế Napoléon III ngày 17/03/18615 (Ảnh 5).

Đại sứ Xiêm đã trình quốc thư độc đáo đó kèm nhiều tặng phẩm quý tận tay Napoléon III và hoàng hậu Eugénie tại lâu đài Fontainebleau ngày 27/06/1861.

Với Việt Nam, có hai văn bản nên ngược dòng lịch sử, để ghi nhận và suy ngẫm.

Văn bản thứ nhất là ‘Hiệp định đình chiến Geneve (Thụy Sĩ) 1954’, nhằm chấm dứt chiến tranh tại ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia).

Văn bản thứ hai là ‘Hiệp định Hoàng Phố 1844’.

Ai thắng ai ở Geneve 1954?

Văn bản Hiệp Định Geneve trưng bày bản gốc tiếng Pháp và tiếng Việt, các trang liên kết với nhau bằng 2 dải dây lụa xanh trắng, trang bìa gắn dấu xi chữ ký Cộng Hòa Pháp và quốc huy của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Bản tiếng Việt đựng trong bìa carton mầu vàng nhạt, mầu những bức tường cổ Hà Nội. Bản tiếng Pháp có bìa mầu hồng.

Đằng sau những cặp bìa chứa chấp những mưu mô đổi chác, những giọt nước mắt, nụ cười và bi kịch.

Người anh cả Nga đã đi đêm, khi Tướng Giáp còn chưa hất tung những chàng lính dù Pháp như nướng những chiếc bánh crêpes bằng những khẩu đại bác của mình.

Bản gốc 'Hiệp Định đình chiến Geneve (Thụy Sĩ) 1954' nhằm chấm dứt chiến tranh tại ba nước Đông Dương được trưng bày tại triển lãm

Bản gốc ‘Hiệp định đình chiến Geneve (Thụy Sĩ) 1954’ nhằm chấm dứt chiến tranh tại ba nước Đông Dương được trưng bày tại triển lãm ở Paris

Tháng 1/1954 tại Berlin, trong những bàn cãi về thống nhất nước Đức, Ngoại trưởng Nga Vyacheslav Molotov (1890-1986) ngỏ ý giúp Pháp thu xếp đình chiến tại Đông Dương, đổi lại việc Pháp rút ra khỏi khối ‘Cộng đồng phòng thủ chung châu Âu’.

Lẽ ra ủng hộ phái đoàn Phạm Văn Đồng tại Geneve, người anh thứ hai Trung Hoa lại ‘thân thiết, gần gũi’ với Pháp, kẻ thất bại trên chiến trường đang cháy lòng tìm kiếm một lối thoát khả thi.

Đọc hồi ức của các tướng lĩnh và sử gia Pháp giai đoạn này, người Việt sẽ đánh giá lại món ăn cay sực gia vị ‘nghệ thuật ngoại giao Paris’ đã dọn cho họ ra sao.

Giới quân sự Pháp rền rĩ trước canh bạc trắng tay, rủa những nhà ngoại giao chết nghẹn đi không nghĩ rằng phái đoàn Georges Bidault đến Thụy Sỹ đã cứu thoái cho đạo quân viễn chinh mất tinh thần chiến đấu, tan hàng còn hiệu quả hơn những chiến dịch giải cứu Atlante, Arréthus hay Axelle.

Các nhà ngoại giao Pháp lọc lõi, hồng hào, tươi tắn như thể họ còn những con bài sáng giá, mà thật ra đã bị dồn đến chân tường.

Ngày 19/06/1954 lên nhậm chức, Thủ tướng Pierre Mendes France đã hứa trước quốc dân sẽ tái lập hòa bình ở Đông Dương trong vòng một tháng, muộn nhất là vào ngày 20/07.

Song kịch hạn chót của thời điểm, các cuộc thương lượng vẫn dang dở. Để cho chính phủ Pháp không bị đổ vì hứa suông cũng như tôn trọng hình thức công pháp quốc tế, tại phòng đàm phán ‘Palais des Nations’ ở Geneve, hai chiếc kim đồng hồ giữ nguyên ở số 12.

Sự thật là sang 2 giờ ngày 21/7/1954, Hiệp định đình chiến về Việt Nam và Lào mới được đại diện Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ký. Hiệp định đình chiến ở Campuchia được ký vào cuối buổi sáng 21/07. «Tuyên bố cuối cùng» mãi đến chiều ngày 21/07 mới được hội nghị thông qua.

Tháng 10/1979, nghĩa là sau một phần tư thế kỷ, Hà Nội công bố Bạch thư «Sự thật về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc 30 năm qua».

Phải đợi những chiếc xe tăng Bát Nhất chọc thủng phòng tuyến Kỳ Lừa và biển người của Giải phóng quân Trung Hoa tràn sang giết chóc, những dòng chữ như thế này mới được viết:

«Pháp đến Geneve nhằm đạt được một cuộc ngừng bắn theo kiểu Triều Tiên để cứu đội quân viễn chinh, chia cắt Việt Nam, duy trì chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương. Rõ ràng lập trường của Trung Quốc khác hẳn lập trường của Việt Nam, nhưng lại rất phù hợp với lập trường của Pháp.»

Các nhà đàm phán Việt Nam thiếu cái hoài nghi lịch lãm nhưng lại lành mạnh đủ mức với những gì những nhà làm chính trị phải có để nhìn ra những cạm bẫy hai khối dành cho họ. Họ dèm pha và khinh miệt đối phương. Căn bệnh tự phụ, răn dạy đạo đức luôn luôn cho rằng mình đúng, những suy nghĩ của họ là bất di, bất dịch.

Người ta chế nhạo giọt nước mắt của Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ của Quốc gia Việt Nam, tiền thân của Việt Nam Cộng hòa sau này, người đã không chịu đặt bút ký vào văn bản chia đôi Việt Nam mà dòng sông có tên Hiền Lương như nụ cười nhạo báng, trớ trêu, chẳng ‘hiền’ mà cũng chẳng ‘lương’ trong suốt 30 năm.

Không ai nghĩ rằng đó là những giọt nước mắt đầu tiên nhỏ xuống sinh mạng 5 triệu người Việt Nam và 58.000 quân nhân Mỹ sẽ chết.

Song đó chưa phải là giá đắt nhất.

Đến bây giờ người Việt đối thoại với cựu thù Pháp, Mỹ dễ hơn đối thoại giữa người Việt có quá khứ khác nhau. Họ hỏi nhau đến từ đâu, Nam hay Bắc trong câu hỏi đầu tiên.

Hiệp định Hoàng Phố Pháp-Trung 1844 và vị thế Việt Nam

Ảnh chụp 'Hiệp Định Hoàng Phố 1844' trưng bày tại bảo tàng

Ảnh chụp ‘Hiệp Định Hoàng Phố 1844’ trưng bày tại bảo tàng

Ảnh chụp 'Hiệp Định Hoàng Phố 1844' trưng bày tại bảo tàng

Ảnh chụp ‘Hiệp Định Hoàng Phố 1844’ trưng bày tại bảo tàng

Hiệp ước Pháp-Hoa, ký ngày 24/10/1844 giữa Hoàng đế Pháp Louis Phillippe và Hoàng đế nhà Thanh được gọi là ‘Hiệp ước hữu nghị và thương mại’ trong nguyên bản, thực chất là một trong những dạng hiệp ước bất bình đẳng. Nhà Thanh phải nhượng quyền buôn bán tại năm hải cảng, chấp nhận hiện diện của Pháp tại Trung Hoa, mở đầu tiến trình thực dân hóa của Pháp tại châu Á.

Ngay từ năm 1842, Trung Quốc đã bị Anh, Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Bồ Đào Nha chẹt cổ bằng hàng loạt các hiệp ước lép vế như Hiệp ước Nam Kinh (1842), Hố Môn (1843), Vọng Hạ, Thiên Tân (1844), Yên Đài (1876), Mã Quan (1895)…

Tiến thêm một bước nữa, sau Hiệp ước Hoàng Phố đúng 40 năm, Paris ký với nhà Nguyễn Hòa ước Pháp-Việt Giáp Thân, 1884, còn gọi Hòa ước Patenôtre, đặt chế độ bảo hộ lên Việt Nam.

Nhìn những văn bản được trưng bầy tôi có dòng suy nghĩ.

Nước Pháp đã thở phào nhẹ nhõm khi thôn tính nền độc lập của Việt Nam, nước được họ coi là cường quốc mạnh nhất Đông Nam Á, một thế lực lớn ở Châu Á sau chiến thắng của Nguyễn Ánh trước nhà Tây Sơn.

Trận thủy chiến thư hùng Thị Nại hồi 1801, quân chúa Nguyễn đánh tan hạm đội Tây Sơn gồm 1.800 chiến thuyền, 600 đại bác và 20.000 binh sĩ của Đại tư đồ Vũ Văn Dũng, đã tạo uy danh cho Vua Gia Long.

Các cường quốc phương Tây chủ yếu sử dụng ‘chính sách pháo hạm’ bắt nạt Trung Quốc, Nhật Bản phải dè chừng. ‘Qua sông phải lụy đò’, sợ cũng phải.

Có phải vì vậy mà Việt Nam bị bắt nạt chậm hơn Trung Hoa đến gần nửa thế kỷ?

Uy dũng Tây Sơn: Trên chiến trường và trong cuộc đấu ngoại giao

Wolfgang Kaehler/LightRocket via Getty Images

“Những trận thắng oanh liệt của Vua Quang Trung khiến nhà Thanh phải e sợ, và khiến nước Việt có tư thế bình đẳng với Trung Hoa”

Năm Kỷ Dậu, Quang Trung đánh tan quân Thanh cũng là năm Cách mạng Pháp 1789.

Nước Pháp chắc cũng ngần ngại nếu sau khi đặt chế độ bảo hộ lên đất Việt lại phải cử một phái đoàn ngoại giao ‘kiểu Nguyễn Huệ’ sang Trung Quốc.

Họ cũng sẽ run, sẽ sợ ‘bút sa không phải gà chết mà nước mất’ nếu phải đề cử võ tướng Vũ Văn Dũng giỏi múa kiếm, phá thành hơn cong lưỡi làm thơ, bút đàm làm trưởng đoàn soán chỗ quan văn Ngô Thì Nhậm, Trần Văn Kỷ sang nghị hòa với Càn Long tại Bắc Kinh 18/1/1789.

Họ cũng sẽ thấy bức thư gửi ‘Thiên triều’ ngang ngạnh quá, đi giảng hòa mà ngạo nghễ ngang tàng, như lên lớp cho Trung Hoa về nghệ thuật chiến tranh «quân đội cốt ở chỗ đoàn kết một lòng, không cốt ở chỗ đông, binh lính quý ở chỗ tinh nhuệ không quý ở chỗ nhiều. Kẻ khéo thắng ở chỗ vô cùng mềm dẻo, chứ không phải ỷ mạnh lấn yếu, lấy đông hiếp ít đâu… ».

Lần thứ hai phái đoàn Phạm Văn Trị đi Tầu 1/1790 vẫn có kẻ ‘Vai năm thước rộng, thân mười thước cao’, ‘Chinh Nam Đại tướng quân’ Ngô Văn Sở, dũng tướng được Nguyễn Huệ gọi là ‘nanh vuốt của ta’, người đã chém đầu Đề đốc Hứa Thế Hanh và Tả dực Thượng Duy Thăng, bức tử Sầm Nghi Đống, sang đòi bỏ lệ cống người vàng cúng cái đầu Liễu Thăng rơi ở ải Nam Quan.

Lần thứ ba đi sứ cũng vẫn là võ tướng Vũ Văn Dũng với nhiệm vụ rõ ràng: «Sắc truyền cho Hải Dương Chiêu viễn Đô đốc tướng quân Dực vận công thần Vũ quốc công được gia phong chức chánh sứ đi sứ nước Thanh, được toàn quyền trong việc đối đáp tâu xin hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây để dò ý và cầu hôn một vị công chúa để chọc tức.”

“Phải thận trọng đấy! Hình thế trong chuyến dụng binh đều ở chuyến đi này. Ngày khác làm tiên phong (đánh nước Thanh) chính là khanh đấy. Kính thay sắc này.»

Triều đại Việt nào làm ngoại giao tế nhị, tinh tế như thế ?

Những người chơi đồ cổ Hà Nội rất vui khi kiếm được một món đồ nào đó của triều đại này. Một triều đại được họ cho là ‘nhân văn, nhân ái’. Triều đại không muốn nghe nhắc đến tên một dòng sông đất Việt, không muốn nhớ đến võ công một nước bé tý đã thắng đội quân Mông Cổ mà chính Trung Hoa đã phải quỳ gối hồi Thế kỷ 13.

Nước Pháp kỷ niệm 200 năm Cách mạng 1789 đã từ chối lời ngỏ ý của tướng Giáp được tham dự ngày hội trên Quảng trường Concorde. Đất nước ‘ánh sáng, văn minh’ đi gần sang Thế kỷ 21 mà còn nặng lòng, ấm ức với người thắng họ ở Điện Biên Phủ.

Càn Long ‘lú’ không ngửi thấy mùi thuốc súng còn vương trên chiến bào của Võ Văn Dũng, Ngô Văn Sở? Quan binh chết nghẽn dòng Nhị Hà ai cũng sướng ‘làm quỷ nước Nam, hơn làm vua đất Bắc’, chẳng kẻ nào lê gối về khóc với Bắc Kinh?

Định mệnh cho thêm Quang Trung một vài năm, đất Việt sẽ có một công chúa nhà Thanh đôi mày xanh chiêm bao về làm dâu với hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây như nhượng địa ‘xin đểu’ kiểu Hong Kong, Ma Cao?

Và lúc đó, Việt Nam chứ không phải là Pháp sẽ ký tại Quảng Tây Hiệp ước Hoàng Phố, trong tiếng Anh gọi là Whampoa này. Có thể còn trước hơn rất nhiều?

Mong ước của Quang Trung có 10 năm yên ổn phát triển thì “mình sợ gì nó (chỉ Trung Hoa)” không có.

Việt Nam chưa từng có một cơ hội như Pháp ký với Trung Hoa một hiệp định chặn họng tương tự.

Sau chiến thắng khẳng định nền độc lập 1789, nước Việt có tư thế bình đẳng với Trung Hoa. Song lợi thế này không được khai thác và tiếp nối sau khi Quang Trung mất.

Việt Nam đã thiếu tự tin để cuối cùng phải nhận một bản hiệp ước mất chủ quyền như Hòa ước Patenôtre?

Người Pháp khi đàm phán về ba tỉnh miền Nam nhủ thầm “nếu đòi được chiến phí vài triệu frances thì quá tốt rồi”, thì họ lại được cả ba vùng đất.

Việt Nam là một trong ba trường hợp hiếm hoi như Nga, Hoa Kỳ từ Thế kỷ 17 mà sự mở rộng bờ cõi không bị lịch sử trừng trị và lụn bại.

Nước Pháp có trọn vẹn Waterloo, Điện Biên Phủ, song vẫn giữ vị thế là một trong năm cường quốc. Nên học gì ở họ để ‘dân giầu, nước mạnh’?

Napoleon nói: «Những thiên tài như những mảnh thiên thạch chói sáng dẫn dắt lịch sử».

Đất Việt thiếu những thiên thạch để mở mặt, như họ đã để tuột các cơ hội chăng?

Có quá nhiều giả định, nhiều ‘NẾU’ trong bước đường khẳng định một quốc gia hùng cường.

Chữ ‘NẾU’ ấy chỉ như đám mây ngũ sắc, chiếc cầu vồng bắc qua nền trời sau cơn mưa. Những tuấn kiệt của lịch sử hay kẻ nghèo hèn đều không bước chân lên được chiếc cầu hư ảo để sang bờ bên kia của Định Mệnh, chỉ còn vạt nắng trôi theo chân người của tiếc nuối, cam chịu.

Một lúc nào đó chúng ta sẽ có cơ hội được xem những văn bản “Nghệ thuật ngoại giao Việt Nam”, được ‘chiêm ngưỡng’ Hiệp định Thành Đô ở Hà Nội chăng, như hôm nay ở Paris?

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả hiện sống tại Paris, Pháp.

TIN ĐIỆN ẢNH

Tiêu chuẩn

Nữ diễn viên phim Amour và người tạo đũa thần trong Harry Potter qua đời

28/01/2017 21:53 GMT+TTO – Ngày 28-1-2017, ở tuổi 89, diễn viên gạo cội người Pháp Emmanuelle Riva đã qua đời, sau thời gian chống chọi bệnh ung thư, để lại một sự nghiệp đồ sộ. John Hurt –  ông Ollivanders trong Harry Potter cũng qua đời ở tuổi 77.

Nữ diễn viên phim Amour và người tạo đũa thần trong Harry Potter qua đời

Bà Emmanuelle Riva trong phim Amour – Ảnh: Telegraph

Emmanuel Riva được coi là ngôi sao hàng đầu của điện ảnh Pháp với sức làm việc liên tục từ thập niên 50 của thế kỷ trước. Trong thời gian cuối đời, dù phải chống chọi với căn bệnh ung thư nhưng bà Riva vẫn đến Iceland thực hiện bộ phim Alma trong mùa hè vừa qua. Hiện phim đang trong giai đoạn hậu kỳ và sẽ ra mắt trong năm 2017.

Emmanuel Riva từng làm việc với hầu hết những đạo diễn nổi tiếng của Pháp, những người để lại dấu ấn trong nền điện ảnh nước này. Ngoài ra, bà còn có mặt trong các phim của đạo diễn danh tiếng người Ba Lan, Krzysztof Kieslowski.

Vai một sát thủ tỉnh lẻ trong phim Therese Desqueyroux năm 1962 của đạo diễn Georges Franju đã đem lại cho bà giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Venice. Tờ Telegraph cho biết trong điện ảnh, bà rất khắt khe với gu chọn phim rất khác lạ.

Với chọn lựa như vậy, sự nghiệp của bà Riva không quá nổi bật ở Hollywood và phải đến khi 85 tuổi, với vai diễn người vợ già bị tai biến sau cơn đột quỵ trong phim Amour của đạo diễn danh tiếng người Áo Michael Haneke, bà mới được Hollywood và cả thế giới biết đến.

Vai diễn này giúp bà Riva được hàng loạt đề cử, trong đó có đề cử Nữ diễn viên chính cho tượng vàng Oscar, trở thành người lớn tuổi nhất nhận được đề cử danh giá bậc nhất thế giới này.

Ngoài thành công trong phim Amour, Emmanuel Riva từng gây tiếng vang trên màn ảnh rộng, lúc 30 tuổi, lộng lẫy sắc đẹp trong phim Hiroshima mon Amour (Hiroshima tình yêu của tôi). Phim do nữ văn sĩ Marguerite Duras – tác giả tiểu thuyết Người tình – biên kịch và được đề cử một tượng vàng Oscar.

Nếu như có một sự nghiệp điện ảnh đồ sộ, thì đời tư của Emmanuel Riva khá lặng lẽ. Bà không kết hôn, không có con, sống hơn 54 năm tại duy nhất một căn hộ tầng 4 ở Paris và giữ kín thông tin bệnh tật đến tận lúc cuối đời.

Nữ diễn viên phim Amour và người tạo đũa thần trong Harry Potter qua đời

John Hurt (phải) vai ông Ollivanders trong phim Harry Potter – Ảnh: Popsugar

Người chế tạo đũa thần cho Harry Potter qua đời

Cùng ngày 28-1, nam diễn viên người Anh, Ngài John Hurt – từng thủ diễn vai ông Ollivanders chuyên làm đũa thần cho thế giới phù thủy trong các tập phim Harry Potter – cũng qua đời ở tuổi 77 vì bệnh ung thư.

Ông bị chẩn đoán ung thư tụy từ năm 2015 nhưng vẫn làm việc tới những ngày cuối đời.

Mới nhất, Ngài John Hurt có mặt trong bộ phim được đề cử Oscar 2017, tiểu sử Đệ nhất phu nhân Mỹ Jackie. Trước đó, Ngài John Hurt đã từng hai lần được đề cử Oscar diễn xuất trong phim Midnight Express (1978) và The Elephant Man (1980).

Trong sự nghiệp của mình, ông đã 3 lần thắng giải diễn xuất của Giải BAFTA (Anh) và vào năm 2012 được BAFTA trao giải Cống hiến điện ảnh.

THẢO NGUYÊN

TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP TẬP HỢP DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN

Tiêu chuẩn

Nguồn: Thông Luận

LTS: Trên 20 năm qua Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên vẫn luôn trung thành với ba giá trị nền tảng Dân chủ Đa Nguyên, Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc và Bất Bạo Động. Nhưng gần đây trong tổ chức đã có người khẳng định tuyên bố “Đa nguyên hay đối lập chỉ có ý nghĩa và cần thiết trên phạm vi quốc gia. Trong một tổ chức chỉ có nhất nguyên chứ không thể có đa nguyên”. Vì muốn bảo vệ ba giá trị cốt lõi của tổ chức, chúng tôi đã phải lấy quyết định không đồng hành với những ai ủng hộ lời tuyên bố trên. Chúng tôi xin gởi đến quý độc giả một tài liệu ghi lại theo thứ tự thời gian những bước đi của tổ chức trong nỗ lực tìm kiếm những giải pháp để đưa đất nước vào kỷ nguyên dân chủ đa nguyên, hòa nhịp với đà tiến của thế giới, mưu cầu hạnh phúc cho người Việt Nam. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên được hình thành do sự kết hợp của nhiều người và nhiều nhóm, đặc biệt là hai nhóm: Thông Luận – hậu thân nhóm thảo luận Cơ Sở Tư Tưởng – và Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu. Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày những diễn tiến của tiến trình hình thành Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên từ lúc khởi đầu cho đến năm 2016.
I. Việc hình thành nhóm thảo luận về hướng đi cho Việt Nam đưa đến tài liệu Cơ Sở Tư Tưởng
Vào cuối năm 1982 tại Paris, một số những anh em – cùng chí hướng – đã họp với nhau để bàn về tình hình đất nước và có ý lập một nhóm thảo luận chính trị kiểu thinktank, chứ không có ý định lập đảng. Nhóm này đã họp vào tối thứ năm, hai tuần một lần, nên trong bài viết này chúng tôi tạm gọi là nhóm thảo luận Cơ Sở Tư Tưởng. Tất cả đều thấy rằng trước tình trạng bế tắc của đất nước, cần phải có đường hướng, nguyên tắc và chủ trương nhất định để hướng dẫn nhóm đi vào những cuộc thảo luận sâu rộng về mọi mặt của quốc gia như kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng, giáo dục v.v…

Không kể một vài tháng đầu tìm cách quy tụ người, có thể nói những ngưởi khởi xướng chính thức ngồi lại với nhau thảo luận về vấn đề Việt Nam gồm các ông: Nguyễn Gia Kiểng, Trần Thanh Hiệp, Dương Kích Nhưỡng, Nguyễn Trọng Kha, Nguyễn Văn Lộc, Vũ Tiến Vượng, Phạm Ngọc Lân và bà Quản Mỹ Lan. Ngoài ra, còn một số người khác, trong đó có hai anh em ông Chu Vũ Hoan và Chu Vũ Ca, nhưng chỉ vài ba tháng sau họ thấy không thích hợp với tinh thần thảo luận của nhóm nên đã rút lui.

Nhóm khởi xướng thảo luận như vậy trong gần 2 năm. Và ông Kiểng đã ghi chép lại những gì anh em đã bàn luận. Bản viết tay đó lại được nhóm mổ xẻ, sửa chữa, góp ý và cuối cùng ông Nguyễn Gia Kiểng đã đúc kết và chấp bút tài liệu này, mang tên là Cơ Sở Tư Tưởng.

Anh em trong nhóm đưa ra ba khái niệm chính về một nước Việt Nam, muốn được ổn định để phát triển, thoát khỏi nghèo đói và tụt hậu là:

1. Việt Nam sẽ là một nước với thể chế Dân Chủ Đa Nguyên, nơi tiếng nói của mọi cộng đồng dân tộc đều phải được lắng nghe;

2. Để tiến tới một nước Việt Nam Dân Chủ Đa Nguyên trước hết nhà nước Việt Nam phải xóa bỏ mọi yếu tố gây chia rẽ và thực tâm thi hành chính sách Hòa Giải để Hòa Hợp Dân Tộc hầu đưa đất nước tiến lên;

3. Để hướng tới 2 mục tiêu trên, chúng ta cần đấu tranh trong tinh thần bất bạo động vì máu người Việt Nam đã đổ nhiều rồi nên chúng ta không có quyền đòi hỏi người dân phải hy sinh tánh mạng nữa mà cần phải đấu tranh bằng chính trị, bằng tư tưởng.
II. Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu
Vào năm 1981, khi Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu sinh hoạt ở Strasbourg, một số thành viên trong nhóm đã đi thăm Quốc hội Âu Châu. Trong dịp này, ông Nguyễn Văn Thế đã thấy một tờ giấy giới thiệu (flyer) với tựa đề L’unité dans la différence (Đồng nhất trong sự khác biệt). Trong tờ giấy giới thiệu này, có nói về khái niệm Đa nguyên (Pluralisme).

Từ ý tưởng này, vào năm 1982, nhóm Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu đã thảo luận về tinh thần Đa Nguyên trong dân chủ trong kì sinh hoạt học tập ”Tìm một tư tưởng và hướng đi mới cho Lực Lượng” ở Lausanne – Thuỵ Sĩ. Đồng thời anh em nhóm Lực Lượng đã chấp nhận tinh thần đa nguyên trong dân chủ là nền tảng cơ sở của tổ chức. Từ đó, các thành viên Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu đã thảo luận về đề tài “Làm thế nào để áp dụng tính đa nguyên vào thực tế của cuộc sống và trong sinh hoạt dân chủ”. Trong nhiều kì sinh hoạt học tập sau đó, các thành viên Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu đã bàn về thuyết âm dương, phép biện chứng của Hegel và Karl Marx cũng như những diễn biến xảy ra trên thực tế của các nước dân chủ Tây và Bắc Âu và cuối cùng đã đi đến bốn kết luận cho việc áp dụng tính đa nguyên của dân chủ vào thực tế: một là tôn trọng và chấp nhận các khác biệt, dù có thể rất đối kháng nhau, cũng là chuyện bình thường của cuộc sống và là động lực làm cho xã hội phát triển; hai là vì lợi ích tập thể, trong đó có lợi ích cá nhân của mỗi người cho nên dù khác biệt thế nào đi nữa, chúng ta vẫn phải hợp tác với nhau để làm việc chung. Vì hợp tác chính là sức mạnh của xã hội dân chủ đa nguyên, giúp xã hội tồn tại và phát triển; ba là để có sự hợp tác giúp tập thể tồn tại và phát triển, chúng ta phải đối thoại và thảo luận để tìm ra những khác biệt của nhau với mong muốn có thể dung hoà và thoả hiệp; bốn là trong xã hội, theo dân chủ đa nguyên, luôn luôn có mâu thuẫn, vì vậy hoà giải là một bắt buộc để có thể hợp tác và làm việc chung với nhau.

Đồng thời trong kì sinh hoạt học tập này, Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu cũng chấp nhận phương pháp tranh đấu bất bạo động là phương pháp mà Lực Lượng sẽ áp dụng để tranh đấu thay đổi chế độ hiện nay. Có ba lí do để các thành viên Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu chấp nhận phương pháp này: một là vì nguyên tắc dân chủ không cho phép bạo động, hai là vì bạo lực chỉ làm cho đất nước thêm đổ vỡ và ba là bạo lực không thích hợp với chủ trương của Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu. Cũng trong kì họp học tập này, thành viên Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu đã đồng ý về một bản nhận định về lịch sử loài người với tựa đề “Lịch sử loài người là lịch sử của những giao ước xã hội thành văn và bất thành văn”.

Ban Chấp Hành Trung Ương và Ban Chấp hành các Phân bộ của Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu vào thời điểm năm 1982, gồm có các ông Nguyễn Trọng Kha, Phan Phúc Vinh, Đặng Minh Kỷ, Phạm Xuân Cảnh, Trần Văn Răn, Đinh Văn Ban, Nguyễn Văn Thế, Vũ Đình Thọ, Nguyễn Gia Thưởng, Nguyễn Xuân Thuấn, Nguyễn Thế Vũ, Nguyễn Phú Lộc, Đặng Vũ Chính, Võ Trung Trực, Nguyễn Văn Đang, Hồ Thành Hiệu và Trần Bá Thành.

III. Sự liên kết giữa nhóm thảo luận Cơ Sở Tư Tưởng và Nhóm Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu

Sợi dây liên kết giữa hai nhóm là ông Nguyễn Trọng Kha.

Ông Kha là thành viên Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu – trụ sở trung ương đặt tại Lausanne Thuỵ Sĩ – sinh sống ở Paris và cũng có chân trong nhóm thảo luận Cơ Sở Tư Tưởng tại Paris. Chính vì thế ông Nguyễn Trọng Kha đã làm trung gian mang những suy nghĩ, ý kiến thảo luận trong nhóm Lực Lượng qua nhóm Paris và ngược lại những ý kiến của anh em Paris cũng được ông Kha đóng góp lại trong những buổi thảo luận trong nhóm Lực Lượng.

Chính sự trùng hợp về tư duy của hai nhóm về vấn đề đất nước đã đưa đến sự hợp tác tự nhiên giữa hai tổ chức. Điều này là mấu chốt cho sự kết hợp tốt đẹp giữa hai nhóm sau này dù có những thành viên ở những quốc gia xa nhau. Sự kết hợp chưa chính thức lúc ban đầu giữa hai nhóm chính là tiền thân của tổ chức Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên sau này.

Năm 1984, Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu tổ chức một buổi học tập phối hợp với trại hè dành cho gia đình thành viên Lực Lượng tại Fontenette, một làng nhỏ cách Paris hơn 300 cây số về phía Nam, để học tập về dân chủ đa nguyên và tiếp tục bàn về việc làm thế nào để áp dụng tính đa nguyên vào thực tế sinh hoạt dân chủ. Trong dịp này Lực Lượng đã mời ông Nguyễn Gia Kiểng thuộc nhóm thảo luận Cơ Sở Tư Tưởng đến tham dự. Lúc đó, ông Kiểng đã trình bày một chủ đề trong bản Cơ Sở Tư Tưởng bàn về bốn điều kiện cần có để cuộc cách mạng thành công. Điều kiện thứ nhất là mọi người trong nước đồng ý rằng chế độ hiện hữu là tệ hại và phải thay đổi. Điều kiện thứ hai là đảng hay giai cấp cầm quyền, vì mất đồng thuận trên lý tưởng chung hay vì bị ung thối, đã chia rẽ, phân hóa và đã mất bản năng tự tồn của một đoàn thể. Điều kiện thứ ba là đại đa số quần chúng đạt tới đồng thuận về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới. Điều kiện thứ tư là có một tập hợp chính trị xuất hiện phù hợp với nguyện ước của toàn dân làm điểm hội tụ cho những khát vọng đổi mới.

Khi Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Hoà Lan tổ chức trại hè Hùng Vương năm 1987, Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu đã đề nghị Cộng đồng mời ông Nguyễn Gia Kiểng đến trình bày về dự án chính trị có tên Cơ Sở Tư Tưởng này.

IV. Việc hình thành nhóm Thông Luận và tờ báo Thông Luận
Sau khi có bản in Cơ Sở Tư Tưởng, một số người trong nhóm mới nghĩ đến việc phổ biến những tư tưởng này đến với quần chúng bên ngoài. Từ đó mới nẩy sinh ra ý kiến phải cần có một tờ báo!

Nói đến báo thì cho đến thời điểm đó mọi người chỉ biết báo dưới dạng báo ngày, báo tuần, báo tháng như ngày xưa ở Việt Nam hay sau này ở Mỹ. Ai cũng biết làm một tờ báo như vậy thì vô cùng tốn kém, trong khi mọi người trong nhóm dự định làm báo – mới qua Pháp tỵ nạn – không có tiền để thực hiện việc này!

Trong khi đó, tại Paris và vào thời gian đó, bà Quản Mỹ Lan thường nhận được một loại tài liệu của nhóm ông Raymond Barre, cựu Thủ Tướng Pháp. Đây là một loại “thư” 4 trang do nhóm ông R. Barre đưa ra để trình bày về đường lối hoạt động của nhóm mình. Việc này đã khiến bà Mỹ Lan suy nghĩ: Tại sao mình không làm báo dưới hình thức đó? Vì thế, Bà Mỹ Lan đã đưa ra ý kiến này và được anh em chấp thuận. Rồi mọi người trong nhóm góp tiền lại và quyết định ra một tờ báo với hình thức rất đơn giản nhưng có nội dung như các độc giả đã biết. Với số tiền đóng góp của nhóm lúc đó, những người làm báo quyết định phải ra được báo trong vòng ít nhất một năm dù có độc giả mua báo hay không. Tất cả những người trong nhóm đều đồng ý với nhau là tờ báo phải mang nội dung như sau đây:

1. Chỉ đăng những bài vở có tính cách chính trị, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Việt Nam. Không có các tiết mục văn nghệ, truyện ngắn, truyện dài hoặc thơ phú v.v…;

2. Không đăng quảng cáo, nói rõ hơn Thông Luận sẽ không sống bằng quảng cáo. Chính vì thế, sau này khi tờ Thông Luận “nổi tiếng”, nhiều nơi muốn đăng quảng cáo trên Thông Luận nhưng theo nguyên tắc đã đề ra từ đầu, nhóm làm báo đã phải từ chối;

3. Sẽ là tờ báo bán, không phải báo biếu hay cho không;

4. Sẽ không đăng lại những bài vở đã đăng trên những báo khác;

5. Với số tiền đóng góp được, anh em làm báo tiên liệu sẽ ra báo được ít nhất là một năm. Sau đó, nếu không có độc giả, không thu được  tiền vào thì ít ra tư tưởng của nhóm cũng đã được phổ biến đến đồng bào!

Quyết định là thế nhưng trong tất cả anh em, không ai có kinh nghiệm làm báo tuy kinh nghiệm viết bài đăng báo thì có! Vả lại, cũng vào thời đó, những người làm báo chuyên nghiệp cũng chỉ viết chữ không dấu rồi đánh dấu bằng tay. Ông Phạm Ngọc Lân là người làm việc trong ngành điện toán đã tạo ra bộ chữ tiếng Việt có dấu trên máy vi tính cá nhân Apple SE để làm báo Thông Luận.

Sau khi giải quyết được vấn đề tài chính và phương tiện kỹ thuật, tờ báo Thông Luận số 0 ra đời!

thongluan_so0
Cuối cùng, được sự ủng hộ của quần chúng, báo bán được!

Khi Thông Luận đã được biết đến, một số những người lâu nay im tiếng đã gia nhập nhóm như các ông Lê Văn Đằng, Huỳnh Hùng. Kế đó, ông Phạm Ngọc Lân giới thiệu ông Tôn Thất Long. Tiếp theo, bà Quản Mỹ Lan giới thiệu ông Nguyễn Văn Huy. Và sau đó ông Vũ Thiện Hân, Nguyễn Văn Khoa vv… cũng vào làm việc chung. Nhóm Thông Luận càng ngày càng vững mạnh với sự cộng tác đắc lực của những người biết trách nhiệm của mình trước vận nước.

Nhóm làm báo chủ trương chỉ gửi báo qua đường bưu điện, chứ không bán tại các sạp báo và tiệm sách. Với khuôn khổ của tờ A4, mọi người có thể photocopy dễ dàng để phổ biến. Người đầu tiên phổ biến Thông Luận dưới dạng photocopy là cựu ký giả Nguyễn Thái Lân ở miền Nam California. Ở Houston, các cảm tình viên của Thông Luận cũng phổ biến tờ báo dưới cùng một hình thức.

Đến đầu năm 1990, qua hội Nhân Quyền Việt Nam tại Hoà Lan, các thành viên Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu đã phát hành ấn bản Hòa Lan có thêm phụ trang để loan tin tức của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan.

Sau đó, tại một số những nước khác, nhiều người cũng cho in báo Thông Luận có thêm phụ trang. Thí dụ như vào năm 1995, hội An Vi của Linh Mục Kim Định do ông Vũ Khánh Thành tại Luân Đôn đại diện, đã xuất bản báo An Việt, trong đó vừa đăng nguyên văn báo Thông Luận vừa đăng thêm phần bài vở, tin tức của Cộng Đồng người Việt bên Anh.

Chủ nhiệm đầu tiên trong vòng 3 năm đầu của tờ nguyệt san Thông Luận là ông Bùi Quang Hiếu, 3 năm tiếp theo là ông Phạm Ngọc Lân, sau ông Lân là ông Vũ Thiện Hân. Sau đó, là các ông Diệp Tường Bảo, Nguyễn Văn Huy tuần tự phụ trách.

Dưới đây là danh sách chủ nhiệm của tờ Thông Luận, theo thứ tự thời gian:

1. Tháng 11/1987, nguyệt san Thông Luận xuất bản số 0 do ông Bùi Quang Hiếu làm chủ nhiệm cho đến số 33, tháng 12/1990;

2. Tháng 1/1991, ông Phạm Ngọc Lân làm chủ nhiệm bắt đầu từ số 34 và mãn nhiệm vào tháng 12/1993 với số 66;

3. Tháng 1/1994, ông Vũ Thiện Hân làm chủ nhiệm bắt đầu từ số 67 và mãn nhiệm vào tháng 12/2000 với số 143;

4. Tháng 1/2001, ông Diệp Tường Bảo làm chủ nhiệm bắt đầu tứ số 144 và mãn nhiệm vào tháng 8/2002 với số 161;

5. Tháng 9/2002, ông Nguyễn Văn Huy làm chủ nhiệm bắt đầu từ số 162 và chấm dứt nhiệm vụ vào tháng 12/2012 với số cuối cùng 275.
Thông Luận càng ngày càng có uy tín và trong nước bắt đầu xuất hiện “chui” những bản sao và đưa đến sự cộng tác của một số những người chia sẻ quan điểm của Thông Luận trước tình hình Việt Nam. Nhờ chủ trương bao dung và hòa bình đó, sau này những người trong nhóm làm báo đã được một số cán bộ cộng sản lão thành tin tưởng như các ông Nguyễn Hộ, Trần Độ và “nhóm Đà Lạt” – gồm có các ông Hà Sĩ Phu; Mai Thái Lĩnh; Tiêu Dao Bảo Cự; Bùi Minh Quốc – cũng như một số đảng viên phản tỉnh đóng góp bài vở cho báo Thông Luận.

Vì từ ngày đầu anh chị em trong nhóm không lấy một tên gọi chính thức cho nhóm như các tổ chức khác vẫn làm nên từ khi ra tờ báo Thông Luận, bên ngoài gọi “nhóm không tên” này là nhóm Thông Luận.
V. Những va chạm giữa Thông Luận và các tổ chức chính trị khác trong cộng đồng
Trong lúc các tổ chức khác chủ trương giải phóng Việt Nam bằng vũ lực thì Thông Luận lại chủ trương ôn hòa. Có nghĩa là cuộc đấu tranh sắp tới giữa người Việt yêu tự do, dân chủ chống lại Cộng Sản độc tài phải qua con đường bất bạo động.

Chủ trương nhà nước cần phải có chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc tưởng là rất hòa bình và bao dung này lại bị một tổ chức khác đánh phá dữ dội trên phương tiện truyền thông của họ. Chủ trương Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc bị họ bóp méo là Thông Luận chủ trương Hòa Hợp, Hòa Giải với Cộng Sản. Điều này tạo cho những người vốn chủ trương bạo lực có cơ hội làm dấy lên một phong trào chống phá Thông Luận trên các phương tiện truyền thông như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình tại Hoa Kỳ.

Cao điểm nhất là vụ bạo hành của một tổ chức cực đoan đối với anh em nhóm Thông Luận.

Đó là cuộc hành hung gây thương tích cho hai ông Đặng Minh Kỷ (đại diện Thông Luận Hòa Lan) và Nguyễn Gia Kiểng (Thông Luận Paris) khi anh em nhóm Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu chính thức ra mắt ấn bản Thông Luận Hòa Lan vào ngày 16 tháng 4 năm 1990 tại thị xã Nijmegen – Hoà Lan. Việc này đã được tường trình đầy đủ trong hai số báo Thông Luận 27 và 28, phát hành vào tháng 5 và tháng 6 năm 1990. Trong đó, Thông Luận cũng đã nêu đích danh hung thủ.

VI. Những dự tính kết hợp với các tổ chức khác

1. Vào năm 1990, tại Trung Tâm Độc Lập ở Stuttgart, có cuộc họp bàn về việc hợp tác chung của bốn nhóm: Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu (Thuỵ Sĩ); nhóm chủ trương báo Độc Lập (Đức) của ông Vũ Ngọc Yên; Hiệp hội Dân chủ & Phát triển Việt Nam của ông Âu Dương Thệ (Đức) và nhóm Thông Luận (Pháp). Cả bốn nhóm đã đồng ý trên nguyên tắc là sẽ hợp tác chung.

Nhưng sau một thời gian, nhóm Độc Lập và Hiệp hội Dân chủ & Phát triển Việt Nam đã lặng lẽ tách ra, chỉ còn lại hai nhóm Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu và nhóm Thông Luận. Hai nhóm này tiếp tục làm việc chung và luôn luôn coi nhau như người cùng một nhóm. Có lẽ vì cả hai đều có cùng một cơ sở tư tưởng là dân chủ đa nguyên, hoà giải hoà hợp và bất bạo động nên sự hợp tác không có gì trở ngại.

2. Một thời gian sau khi xuất bản tờ báo Thông Luận – khoảng cuối năm 1991, đầu năm 1992 – thì ông Trần Văn Sơn (Trần Bình Nam) của tổ chức Phục Hưng từ Mỹ sang gặp anh em nhóm Thông Luận Paris và đề nghị kết hợp. Hai ông Nguyễn Trọng Kha và ông Nguyễn Văn Thế, đại diện cho Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu, cùng tham dự buổi gặp gỡ này.

Việc kết hợp này không thành vì một số thành viên của Phục Hưng cho rằng Thông Luận chủ trương hòa hợp, hòa giải với Cộng Sản.

VII. Những nét chính về diễn tiến của Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên
1. Vào ngày 27/10/1990, một cuộc hội luận về Dân chủ Đa nguyên đã được Thông Luận tổ chức tại Paris với sự tham dự của năm tổ chức và thân hữu đến từ 8 quốc gia:

a. Lực Lượng Thanh Niên Viêt Nam Tự Do Âu Châu gồm các thành viên: bà Phạm Tú Minh và các ông: Đăng Minh Kỷ, Nguyễn Văn Thế, Nguyễn Gia Thưởng, Phạm Xuân Cảnh, Phan Phúc Vinh vv…;

b. Nhóm chủ trương báo Diễn Đàn Mới có bà Nguyễn Huỳnh Mai và các ông Đỗ Đình Thành và Nguyễn Văn Lang;

c. Cơ Sở Độc Lập có các ông Vũ Ngọc Yên và Dương Hồng Ân;

d. Nhóm Hiệp hội Dân Chủ & Phát triển Việt Nam gồm có các ông: Âu Dương Thệ, Lâm Đăng Châu và một số thành viên khác;

e. Nhóm Thông Luận Paris có bà Quản Mỹ Lan và các ông: Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Gia Kiểng, Phạm Ngọc Lân, Vũ Thiện Hân, Huỳnh Hùng, Lê Văn Đằng, Nguyễn Văn Khoa, Nguyễn Văn Lộc, Tôn Thất Long, Diệp Tường Bảo, Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Huy, Nghiêm Văn Thạch, Lê Mạnh Tường v.v…

Ngoài những người thuộc các tổ chức kể trên, còn có sự tham dự đông đảo của trí thức Việt Nam đến từ các nơi như:

– Paris có các ông: Nguyễn Văn Ái,  Lê Hữu Khoa, Hoàng Khoa Khôi, Lưu Văn Vịnh, Từ Trì, nữ nghệ sĩ Bích Thuận và bà Thụy Khuê;

– Hoa kỳ có các ông: Đỗ Quý Toàn (Vương Hữu Bột), Trần Văn Sơn (Trần Bình Nam), Đinh Quang Anh Thái và Nguyễn Quốc Trung;

– Canada có ông Tôn Thất Thiện và Nguyễn Hữu Chung;

– Luân Đôn – Anh Quốc có ông Nguyễn Anh Tuấn.
Hoiluan_DCĐN00
2. Năm 1992 Cơ Sở Tư Tưởng được in thành Dự án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên.

Năm 1992 tên Phong Trào Dân Chủ Đa Nguyên ra đời với sự hợp tác chính thức của hai nhóm: Lực Lượng thanh Niên Việt Nam tự Do Âu châu và Thông Luận.

Khi đã hợp tác, Lực Lượng đã in Dự Án Chính Trị Đa Nguyên vào tháng 1/1992 để làm tài liệu học tập nội bộ.

DACT_LLTNVNTDAC

Đến tháng 2/1992, bản chính thức của Phong Trào Dân Chủ Đa Nguyên được phát hành.
DACT1992
3. Vào năm 1996, Dự Án Chính trị  Dân Chủ Đa Nguyên được bổ sung với những vấn đề mới dựa vào những biến chuyển của tình hình trong nước. Dự Án này lấy tựa đề là Thử Thách và Hy Vọng.
DACT1996
4. Năm 2000 Phong Trào Dân Chủ Đa Nguyên chính thức trở thành Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cho đến ngày nay.

Vào năm 2001, Dự án Chính trị Dân Chủ Đa Nguyên được bổ sung và lấy tên là Thành Công Thế Kỷ 21.

DACT2001
Danh xưng Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên được chính thức đặt cho nhóm vào năm 2000. Trước đây, khi ra tờ báo Thông Luận, nhóm không có tên chính thức. Sau nhiều lần tìm cách kết hợp với những tổ chức khác nhưng cuối cùng thấy rằng khó có thể kết hợp được nên khi bước qua thế kỷ thứ 21, nhóm cần minh danh với tên của mình. Trong một cuộc thảo luận sôi nổi trong Phân Bộ Bắc Mỹ tại San José, nhóm Thông Luận Hoa Kỳ đã đề nghị đặt tên cho nhóm là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Tên gọi này, được toàn thể thành viên chấp thuận. Từ đó, danh xưng Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên trở thành tên chính thức của nhóm.

5. Năm 2015, Dự Án Chính Trị được bổ túc, viết lại và lấy tên là Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai.

bia_khaisang_kynguyen_thuhai_00
Dự Án Chính Trị, từ lúc ban đầu cho đến nay, là do công trình và trí tuệ của tập thể anh chị em trong Tập Hợp chứ không phải của riêng một cá nhân nào.

Về tờ báo Thông Luận, ban đầu nhóm chỉ hy vọng là báo sẽ sống được một năm. Trước khi ra tờ Thông Luận số 1, nhóm làm báo đã in thử tờ báo số 0 (xin xem hình đính kèm ở phần đầu). Địa chỉ tòa soạn của 100 số báo đầu tiên là tư gia của ông bà Phạm Ngọc Lân – Quản Mỹ Lan.

Như vậy kể từ số 1 ra đời vào tháng 12 năm 1998 cho đến số 275, số báo cuối cùng phát hành vào tháng 12/2012, báo Thông Luận giấy tổng cộng đã sống được 25 năm!

Chúng tôi ghi lại những sự kiện ghi trên theo thứ tự thời gian, đồng thời lưu trữ trong thư khố của tổ chức, không ngoài mục đích thực hiện trách nhiệm ghi chép và lưu giữ những công trình gầy dựng tổ chức của tất cả những thành viên đã và đang có mặt trong tổ chức. Tất cả chúng tôi đều mang hoài bão đưa nước Việt Nam vào kỷ nguyên mới của dân chủ đa nguyên.
Ngày 10 tháng 1 năm 2017,
Thay mặt Ban Quản Thủ Thư Khố
Nguyễn Văn Thế – Nguyễn Gia Thưởng – Phạm Tú Minh

PHIẾM MAI KHÔI : ĐIẾM CHẢY

Tiêu chuẩn

Cách đây hai hôm (12/01/2017) tui có stt trên FB như sau: “Những việc làm trước giờ của Mai Khôi chỉ màu mè kiếm fan như hàng trăm ca sĩ khác thôi mà. Trước giờ tui coi cổ như pha nên tui hổng ý kiến. Ai biểu ủng hộ cổ để rồi thất vọng ?
Nói vậy chớ, cắc cớ, ai hỏi tui cảm nghĩ gì về cổ thì tui xin thưa đúng hai từ: ĐIẾM CHẢY !”
Rất nhiều người chưa hiểu ý của tui cho nên đi lạc qua chuyện “lá cờ”. Trong số họ thì có con nhỏ cháu mà tui rất thương (trong bụng) viết rằng “… Nếu là con, con cũng làm như cổ.” (tức Mai Khôi)
Để trả lời thiệt ngắn thì không hết ý. Viết dài thì tui có nguy cơ bị tống cổ khỏi hãng. Cho nên câu trả lời dành cho hôm nay (thứ bảy 14/01) vậy.
Xin thưa, trong stt tui KHÔNG CHỦ ĐÍCH đánh giá MK về chuyện “lá cờ” mà tui BẤM HUYỆT cô ta từ trước đến nay. Xin phép để tui miên man tí hén.
Số là hồi năm ngoái tui có suy nghĩ như sau: Ai ai cũng thừa biết bầu cử QH ở xứ vẹm là một trò hề nhưng để bêu rõ thêm cái sự hề đó thì không có cách gì hay hơn là ủng hộ các ứng viên độc lập.
Rồi cái kết quả mà ai cũng thấy là đảng cộng phỉ (thêm một lần nữa) tự nhét phân vào mồm khi đồng loạt những ứng viên QH đều bị loại ngay ở mốc đầu tiên (ngoại trừ trường hợp của ông Trần Đăng Tuấn dù “qua ải” địa phương nhưng cũng bị loại… theo đúng qui trình). Nhân tiện xin nhắc lại một trường hợp cười thòi cả bác đó là trường hợp ông Đỗ Việt Khoa bị loại với lý do rất vẹm : “Để chó iả bên nhà hàng xóm”!
Lúc ấy, bên cạnh một số khuôn mặt các ông bà quen thuộc như Đặng Bích Phượng, Nguyễn Quang A, Trần Đăng Tuấn, Đỗ Việt Khoa hoặc Nguyễn Xuân Diện thì có một khuôn mặt (với tui là) mới tên Đỗ Nguyễn Mai Khôi (MK). Sau khi tìm hiểu xem MK là ai thì tui càng khoái khi biết cổ cũng (tạm gọi) là đồng hương của mình. Cổ là người Cam Ranh, gần xịt Nha Trang hà. Cái “sướng” của tui chợt vụt tắt khi tui nhận ra MK chỉ muốn đánh bóng mình qua các chiêu trò “thả rông vòng một”. Ca sĩ mà! Họ có quyền tạo scandale để média không được phép quên họ.
Có hai dạng ca sĩ cố gắng tạo Xì : một là quá nổi tiếng nhưng giọng hát đang “bên kia núi đâu có gì xanh hơn…”. Hai là quá trẻ, quá tệ mà muốn dùng “tiếng hót ót tiếng bom”. Tui nghe MK “hót” trên mạng thì thất vọng với cái thể loại nhạc chập cheng và giọng hát làm tui nhớ lại bốn năm về trước lúc còn ở khu nhà cũ, có con mèo cái của bà già hàng xóm lúc mùa động đực. Tui từng đề nghị bả triệt sản cho nó mà bả hét lên rồi gườm tui không khác gì lời khuyên dành cho chính bả vậy. Bẵng sau hai năm thì không còn nghe tiếng gào động đực vào hè đó tra tấn nữa. Có lẽ nó chết hoặc nó đi theo trai.
Giọng của MK không tệ như con mèo nhưng cũng không ngọt ngào hơn bà già hàng xóm cũ của tui. Tóm lại là không “gu” của tui. Do đó mà chuyện MK nổ lực kiếm fan thì rất dễ hiểu.
Rồi MK quăng cờ líp muốn gặp Obama (đang ngao du Việt Nam). Trò đó còn được “tăng cường” trên BBC nữa kià. Cuối cùng MK cũng được “đảng và nhà nước ta” cho phép gặp Obama để nói chuyện… kín mà sau đó đại sứ Huê Kỳ phán “VN tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo”. Tui có quyền nghi ngờ cổ chớ sao. Cái bức hình được ngồi chung với Obama, tui dám cam đoan rằng, sẽ là món gia bảo của cổ truyền cho con cháu không khác gì bức Nguyễn Tất Thành tại đại hội Tours (Pháp) hồi 1920 mà con cháu vẹm cứ sướng rên người.
Thế là thiên hạ cứ tưởng lầm cổ đấu tranh dữ lắm. Tui bắt mạch MK là cổ chẳng có đấu (ngu sao) mà tranh thì hẳn hòi rồi. Tranh gì ? Và tranh với ai ? Xin thưa : tranh tiếng, tranh công và cả tranh thủ fan ! Do đó mà tui coi cổ như pha. Sự việc MK được visa để lông bông một thời gian bên Mỹ từ Washington cho đến Virgina càng làm tui thêm nghi ngờ rằng cổ “có thoả thuận” để giúp cộng phỉ thực hiện NQ36, hoặc nếu không làm điều đó được thì chí ít cũng làm phân hoá cộng đồng người Việt (như bác Triết của cổ muốn “làm phân hoá chính quyền Mỹ” vậy).
MK chỉ muốn tạo dựng bản thân bằng những hình ảnh “được trọng vọng” khắp nơi, được gặp gỡ với những người nổi tiếng (nhưng nông nổi như bà Nguyễn Thị Thanh Bình ở Virgina). Và kết quả được toại nguyện là cả hai (bà) đều nổi lềnh bềnh như rác rưỡi mùa lũ cuốn vậy.
Cổ đi chàng hảng, một bên dựa vào “mức cho phép” của cộng phỉ, một bên dựa vào “sự vồ vập ngây thơ” của một số người Việt ở hải ngoại để khoác hào quang cho bản thân. Sự kiện liên quan đến “lá cờ” chỉ là “cái giới hạn” mà đảng đã cho phép MK mà thôi ! Bởi vậy sẽ không lạ để cổ (phải) thanh minh thanh nga với cộng phỉ rằng “em chả mà chúng…”.
Từ hồi còn con nít tui đã nghe quanh tui chửi câu điếm rạc, điếm đàng, điếm thúi, điếm chảy. Tui không hoàn toàn hiểu nghiã của những tiếng chửi đó nhưng với cái đầu hay tưởng tượng (để vẽ tranh) thì tui cảm thấy chữ điếm chảy là ghê gớm nhứt. “Chảy” làm tui liên tưởng đến chất lỏng, nó luồn lách và thẩm thấu khắp nơi. Hoặc ghê hơn là như cái bịnh iả chảy khiến thân thể bạc nhược ra.
Do đó mà tui (nhái): “Nhìn tổng thể, MK có bao giờ được nổi tiếng như thế này chưa ?”. Xin thưa rằng có nổi tiếng, mà tui nôm na, là ĐIẾM CHẢY.

Viết thêm: Tui rất ghét những người đụng tí là gán ghép cái câu “Xướng ca vô loài” mỗi khi không thích ca/nhạc sĩ nào đó. Nó xúc phạm ghê gớm không khác gì đụng ai khác ý kiến là sẳn sàng đơm ngay cái mũ cối. Tui đã từng lên tiếng nhiều lần về chuyện xúc phạm này rồi, nay nhắc lại để những người nào là “bạn” của tui thì tránh không nên cmt ở “nhà tui” nhen. Nó làm tui mắc cười khi tưởng tượng con bò cứ bắt cái quai hàm lao động, hoặc như lũ DLV nhai mãi “Bạn đã làm gì cho TQ…” mà bản thân nó cũng chẳng biết xuất xứ câu nói đó đến từ đâu.
Về chuyện “lá cờ” thì tui sẽ viết trong stt khác bởi đó là chuyện rất nghiêm túc.

Strasbourg, 14/01/2017
– Vũ Tuân – KVC